Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 197, 198, 199 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt...

Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 197, 198, 199 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt...

Lý thuyết đột biến NST. Gợi ý giải Câu hỏi trang 197: MĐ, CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 198: CH ; Câu hỏi trang 199: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 200: CH - Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 197, 198, 199 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức - Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể. Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 197 Mở đầu (MĐ)

Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên. Đột biến NST là gì và có tác động như thế nào đến con người?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết đột biến NST.

Lời giải chi tiết :

Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

Tác động đến con người: có lợi, có hại hoặc trung tính cho thể đột biến. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 197 Câu hỏi 1

Dựa vào thông tin trên, cho biết đột biến NST là gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc thông tin SGK KHTN 9 KNTT trang 197

Lời giải chi tiết :

Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 197 Câu hỏi 2

Quan sát hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu sự thay đổi về cấu trúc NST sau khi đột biến và hoàn thành vào vở theo mẫu bảng 46.1

2. Dựa vào thông tin trên, hãy cho biết đột biến cấu trúc NST là gì?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 46.1

Lời giải chi tiết :

1.

Các NST đột biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điểm khác biệt về cấu trúc so với NST trước đột biến

Mất đoạn C

Lặp đoạn BC

Đảo đoạn BCDE

Mất đoạn AB thay bằng đoạn MNO

Mất MNO thay bằng đoạn AB

2. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 198 Câu hỏi

1. Dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể được ứng dụng trong chọn giống để đem lại lợi ích cho con người?

2. Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hại cho sinh vật? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết ý nghĩa và tác hại của đột biến NST.

Lời giải chi tiết :

1. Đột biến lặp đoạn, thêm đoạn

2. Mất đoạn, chuyển đoạn vì có thể làm mất gene, hỏng gene → mất cân bằng hệ gene và gây hại cho thể đột biến như: giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 199 Câu hỏi 1

Quan sát hình 46.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét sự thay đổi số lượng NST trong mỗi tế bào đột biến (Hình 46.2 a, b, c, d) so với tế bào lưỡng bội.

2. Nêu khái niệm đột biến số lượng NST.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 46.2

Lời giải chi tiết :

1.

a) Thêm 1 chiếc NST

b) Mất 1 chiếc NST

c) Thêm 2 chiếc thuộc 2 cặp NST khác nhau

d) Thêm 2 cặp NST khác nhau

2.

Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST trong bộ NST, gồm đột biến lệch bội và đột biến đa bội.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 199 Câu hỏi 2

Cho biết tế bào nào trong hình 46.2 mang đột biến lệch bội, tế bào nào mang đột biến đa bội?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 46.2

Lời giải chi tiết :

Đột biến lệch bội: a) b) c)

Đột biến đa bội: d)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 200 Câu hỏi

1. Trong đột biến ở hình 46.3, cho biết đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại đối với con người.

2. Nêu thêm một số ví dụ về ý nghĩa và tác hại của đột biến số lượng NST.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 46.3

Lời giải chi tiết :

1.

- Đột biến có lợi: a) c)

- Đột biến có hại: b) d)

2. Ví dụ:

- Hội chứng Đao ở người xuất hiện 3 NST 21, khiến mắt xếch, tay ngắn, lưỡi dày dài, si đần và vô sinh.

- Nho tam bội quả to, không hạt.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK