Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Chương 9. Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer Bài 30. Tinh bột và cellulose trang 135, 136, 137 Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức: Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật...

Bài 30. Tinh bột và cellulose trang 135, 136, 137 Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức: Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật...

Gợi ý giải Câu hỏi trang 135; Câu hỏi trang 136: CH1, CH2, HĐ; Câu hỏi trang 137: CH1, CH2, Lý thuyết bài 30. Tinh bột và cellulose trang 135, 136, 137 Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức. Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật...

Câu hỏi trang 135

Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật. Vai trò chính của tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng, còn vai trò chính của cellulose là tạo nên bộ khung của thực vật. Trong cuộc sống hằng ngày, ứng dụng của các chất này là giống hay khác nhau?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào ứng dụng của tinh bột và cellulose

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc sống hằng ngày, ứng dụng của các chất này là khác nhau.


Câu hỏi trang 136 Câu hỏi 1

So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý (như tính tan,…) và vai trò của chúng trong cây xanh.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose

Lời giải chi tiết :

Tinh bột là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng

Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường.


Câu hỏi trang 136 Câu hỏi 2

Quan sát hình 30.1, trình bày sự tạo thành tinh bột và cellulose ở thực vật

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hình 30.1

Lời giải chi tiết :

Từ quá trình quang hợp tạo glucose từ đó hình thành 2 hướng là tạo ra tinh bột và cellulose ở thực vật


Câu hỏi trang 136 Hoạt động

1. Thí nghiệm phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine

Chuẩn bị: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine; ống nghiệm

Tiến hành: Thêm 5ml dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:

Hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu gì?

2. Thí nghiệm thủy phân tinh bột

Chuẩn bị: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch HCl 2M, dung dịch iodine; ống nghiệm cốc thủy tinh chịu nhiệt 100ml, đèn cồn hoặc bếp điện

Tiến hành

- Đổ 50ml nước vào cốc thủy tinh và đun sôi nước bằng đèn cồn hoặc bếp điện.

- Lấy hai ống nghiệm, đánh số (1) và (2). Thêm khoảng 3ml dung dịch hồ tinh bột vào mỗi ống nghiệm. Tiếp theo, thêm 1ml dung dịch HCl 1M vào ống nghiệm (1)

- Đặt cả hai ống nghiệm vào cốc nước sôi và đun khoảng 10 phút.

- Lấy hai ống nghiệm ra và để nguội

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) và (2), nêu hiện tượng xảy ra

2. Trong thí nghiệm trên, ở ống nghiệm nào đã có phản ứng xảy ra?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kết quả thí nghiệm (1) và (2)

Lời giải chi tiết :

1. khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) thấy xuất hiện màu xanh tím

2. Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (2) thấy mất màu dần và sau khi để nguội màu xanh tím trở lại và đậm dần lên.


Câu hỏi trang 137 Câu hỏi 1

Nêu một số ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất

Hướng dẫn giải :

Dựa vào ứng dụng của tinh bột và cellulose

Lời giải chi tiết :

Tinh bột được sử dụng làm nguồn lương thực chính cho con người, làm nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol và một số hóa chất khác

Cellulose được sử dụng làm giấy, tơ sợi.


Câu hỏi trang 137 Câu hỏi 2

Kể tên một số lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và cho biết cách sử dụng hợp lý tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về lương thực, thực phẩm

Lời giải chi tiết :

Một số lương thực, thực phẩm giàu tinh bột: gạo, khoa, ngô, sắn,…

Không ăn quá nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn vì khi ăn xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột tạo glucose làm lượng đường trong máu tăng.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK