Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Chương 3. Điện Bài 12. Đoạn mạch nối tiếp, song song trang 60, 61, 62 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện...

Bài 12. Đoạn mạch nối tiếp, song song trang 60, 61, 62 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện...

Phân tích và giải bài 12. Đoạn mạch nối tiếp, song song trang 60, 61, 62 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức - Bài 12. Đoạn mạch nối tiếp - song song. Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện. Mắc các đèn như thế nào vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Câu hỏiMở đầu

Có hai bóng đèn, một số dây nối, nguồn điện. Mắc các đèn như thế nào vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng? Vẽ sơ đồ mạch điện

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết :

Mắc các đèn song song với nhau vào hai cực của nguồn điện mà khi một bóng đèn bị cháy thì bóng đèn kia vẫn sáng

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Hoạt động

Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp

Chuẩn bị:

- Nguồn điện một chiều 12 V

- Ba điện trở \({R_1} = 6\Omega ,{R_2} = 10\Omega ,{R_3} = 16\Omega \)

- Hai ampe kế có giới hạn đo 3 A và có độ chia nhỏ nhất là 0,01 A

- Công tắc, các dây nối

Tiến hành:

image

- Mắc hai điện trở R1 và R2 và hai ampe kế vào mạch điện theo sơ đồ Hình 12.2

- Đóng công tắc, đọc số chỉ của ampe kế và ghi vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.1

image

- Lặp lại thí nghiệm với các cặp điện trở R1, R3 và R2, R3, ghi số chỉ của ampe kế vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.1.

Thực hiện yêu cầu sau:

Rút ra kết luận về cường độ dòng điện tại mọi điểm trong đoạn mạch nối tiếp

Hướng dẫn giải :

Thực hiện thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện tại mọi điểm trong đoạn mạch nối tiếp đều như nhau


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Câu hỏi

Có hai điện trở \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 3\Omega \) được mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là 1 A. Xác định:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

c) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

Hướng dẫn giải :

1. Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)

2. Áp dụng công thức của Định luật Ohm: U = I.R

3. Áp dụng công thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\)

hoặc U = I.R

Lời giải chi tiết :

1. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 2 + 3 = 5\Omega \)

2. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: \({U_1} = I.{R_1} = 1.2 = 2V\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là: \({U_2} = I.{R_2} = 1.3 = 3V\)

3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: \(U = {U_1} + {U_2} = 2 + 3 = 5V\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Hoạt động

Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch song song

Chuẩn bị:

- Nguồn điện một chiều 6V;

- Hai điện trở \({R_1} = 10\Omega ,{R_2} = 6\Omega \);

- Ba ampe kế có giới hạn đo 3A và có độ chia nhỏ nhất là 0,01 A;

- Công tắc, các dây nối

Tiến hành:

- Mắc hai điện trở và ba ampe kế vào mạch điện theo sơ đồ Hình 12.4

image

- Đóng công tắc, đọc giá trị cường độ dòng điện chạy trong mạch chính (số chỉ của ampe kế A1) và cường độ dòng điện chạy trong các mạch nhánh (số chỉ của các ampe kế A2 và A3), ghi vào vở theo mẫu tương tự Bảng 12.2

image

Thực hiện yêu cầu sau:

So sánh cường độ dòng điện trong mạch chính và tổng cường độ dòng điện trong các mạch nhánh

Hướng dẫn giải :

Thực hiện thí nghiệm và đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch nhánh


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Câu hỏi

Hai điện trở 20 \(\Omega \) và 40 \(\Omega \) được mắc song song vào mạch điện có hiệu điện thế là 24 V

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính

Hướng dẫn giải :

a) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

b) Áp dụng công thức tính cường độ dòng điện của đoạn mạch song song: \(I = {I_1} + {I_2}\) hoặc \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}}\)

Lời giải chi tiết :

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{20.40}}{{20 + 40}} = \frac{{40}}{3}\Omega \)

b) Cường độ dòng điện trong mạch chính là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{24}}{{\frac{{40}}{3}}} = 1,8A\)


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK