Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 54 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Văn 9 tập 2 Kết nối tri thức: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi...

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Văn 9 tập 2 Kết nối tri thức: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi...

Phân tích và lời giải Câu 1, 2, 3, 4 soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức. Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được theo nghĩa mới đó...

Câu hỏi:

Câu 1

Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được theo nghĩa mới đó.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới của từ ngữ.

Lời giải chi tiết :

* Nghĩa chuyển và đặt câu:

- Ngân hàng:

+ Là kho lưu trữ các tài liệu.

+ Đặt câu: Em hãy vào ngân hàng của trường để lấy đề cương học tập nhé.

- Cổng:

+ Là thiết bị dùng để hướng dẫn và làm cho đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lý trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem, v.v.), hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

+ Đặt câu: Cậu cho tớ mượn cổng máy tính vào buổi thuyết trình ngày mai nha.

- Gạo cội:

+ Chỉ thành phần ưu tú trong một giới.

+ Đặt câu: Đó là những gạo cội trong giới khoa học công nghệ.

- Lăn tăn:

+ Nhỏ đều và chen nhau với số lượng lớn.

+ Đặt câu: Mầm cải mọc lăn tăn.

Cách #:

- Ngân hàng:Là kho lưu trữ các tài liệu.

Đặt câu: Em hãy vào ngân hàng đề thi để tìm đề nhé

- Cổng: Là thiết bị dùng để hướng dẫn và làm cho đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lý trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem, v.v.), hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

Đặt câu: Cậu cho tớ mượn cổng chuyển đổi máy tính để tớ cắm máy chiếu nhé

- Gạo cội: Chỉ thành phần ưu tú trong một giới.

Đó là những thành viên gạo cội trong làng giải trí

- Lăn tăn: Nhỏ đều và chen nhau với số lượng lớn.

Đặt câu: Mầm cải mọc lăn tăn


Câu hỏi:

Câu 2

Tìm từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách sau (mỗi cách tìm 2 từ ngữ).

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới của từ ngữ để thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

a.

- Bàn tay vàng:

+ Nghĩa gốc: Bàn tay được làm bằng nguyên liệu vàng.

+ Nghĩa mới: Bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong lao động.

- Cơm bụi:

+ Nghĩa gốc: Đồ ăn được nấu bằng gạo dính nhiều cát, bẩn.

+ Nghĩa mới: Cơm giá rẻ, thường bán trong những hàng quán nhỏ, tạm bợ.

b.

- Gác-ba-ga

- Xà phòng

Cách #:

a. Tạo từ ngữ mới trên cơ sở những từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt.

"Chuyên gia xê dịch”: chỉ người thường xuyên đi du lịch, khám phá nhiều địa điểm mới.

"Cư dân mạng”: chỉ người sử dụng internet thường xuyên, tham gia vào các hoạt động trên mạng xã hội.

b. Tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài.:

"Smartphone”: chỉ điện thoại thông minh.

"Livestream”: chỉ việc phát sóng trực tiếp video trên mạng xã hội.


Câu hỏi:

Câu 3

Đọc các đoạn thơ sau trong bài “Mưa xuân” và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:

a. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

b. Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Yêu cầu:

(1) Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm.

(2) Đặt câu với mỗi từ ngữ in đậm.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới có từ ngữ để xác định nghĩa và đặt câu.

Lời giải chi tiết :

(1):

Phơi phới: Mở rộng và tung bay trước gió

Giăng tơ: tượng trưng cho sự chớm nở, len lỏi của một tình cảm mới.

(2)

Lá cờ Tổ quốc phơi phới tung bay trên bầu trời xanh thẳm.

Ký ức về mối tình đầu như giăng tơ, len lỏi trong tâm trí em, không thể nào phai mờ.

Cách #:

Từ ngữ in đậm

Giải nghĩa

Đặt câu

Phơi phới

Mở rộng và tung bay trước gió

Lá cờ Tổ quốc phơi phới tung bay trên bầu trời xanh thẳm.

Giăng tơ

tượng trưng cho sự chớm nở, len lỏi của một tình cảm mới.

Ký ức về mối tình đầu như giăng tơ, len lỏi trong tâm trí em, không thể nào phai mờ.


Câu hỏi:

Câu 4

Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng:

a. Em là con gái trong khung cửi

Dột lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

b. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

c. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

Hướng dẫn giải :

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như cây lụa trắng”.

- Tác dụng: Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

- Tác dụng: Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

c.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

- Tác dụng: Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Lời giải chi tiết :

Câu

Biện pháp

Tác dụng

a

So sánh “như cây lụa trắng”.

Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b

Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

c

Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK