Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Bài 5. Đối diện nỗi đau Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122 Văn 9 Kết nối tri thức tập 1: Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào?...

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122 Văn 9 Kết nối tri thức tập 1: Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào?...

Lời Giải soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức - Thực hành tiếng Việt trang 122. Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược...Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào?

Câu hỏi:

Câu 1

Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về câu rút gọn để chỉ ra câu rút gọn.

Lời giải chi tiết :

- Câu rút gọn:

Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.

Hãy mang tên họ nào khác đi!

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.

Cách #:

- "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...” => Rút gọn thành phần chủ ngữ.

- "Hãy mang tên họ nào khác đi!” => Rút gọn thành phần chủ ngữ.


Câu hỏi:

Câu 2

Dựa vào ngữ cảnh, hãy chuyển các câu rút gọn tìm được ở bài tập 1 thành câu đầy đủ. So sánh câu rút gọn và câu đầy đủ để làm rõ tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong ngữ cảnh.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về câu rút gọn để thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

* Chuyển câu:

- Chàng à, chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.

- Chàng hãy mang tên họ nào khác đi!

* So sánh:

- Việc sử dụng câu rút gọn để cung cấp thông tin cần thiết, cốt lõi trong ngữ cảnh cả hai nhân vật đang muốn bày tỏ tình yêu thương.

Cách #:

Câu rút gọn

Câu đầy đủ

So sánh

Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...

Chàng à, chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.

Việc sử dụng câu rút gọn để cung cấp thông tin cần thiết, cốt lõi trong ngữ cảnh cả hai nhân vật đang muốn bày tỏ tình yêu thương.

Hãy mang tên họ nào khác đi!

Chàng hãy mang tên họ nào khác đi!


Câu hỏi:

Câu 3

Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các ngữ cảnh.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về câu rút gọn để thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

a.

- Rút gọn thành phần vị ngữ.

- Tác dụng: Tránh lặp lại thông tin không cần thiết, chỉ để lại thông tin cần thiết.

b.

- Rút gọn chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại bổ ngữ.

- Tác dụng: Chỉ thể hiện thông tin cần thiết.

Cách #:

Câu

Thành phần được rút gọn

Tác dụng

a

Vị ngữ

Tránh lặp lại thông tin không cần thiết, chỉ để lại thông tin cần thiết.

b

Vị ngữ

Chỉ thể hiện thông tin cần thiết.


Câu hỏi:

Câu 4

Đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới.

(1) Chỉ ra câu rút gọn.

(2) Khôi phục các thành phần bị tỉnh lược để câu rút gọn thành câu đầy đủ.

(3) Nêu tác dụng của câu rút gọn trong mỗi trường hợp.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về câu rút gọn để thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

a.

- Câu rút gọn: Chưa

- Khôi phục: Tôi chưa nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ.

- Tác dụng của câu rút gọn: Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

b.

- Câu rút gọn: Cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Khôi phục: Tôi làm như vậy để cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Tác dụng của câu rút gọn: Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

c.

- Câu rút gọn: Sao lại ăn trộm hòn đá này; Dùng xong sẽ mang trả lại.

- Khôi phục:

+ Sao cậu lại ăn trộm hòn đá này.

+ Dùng xong tớ sẽ mang trả lại.

- Tác dụng của câu rút gọn: Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

d.

- Câu rút gọn: Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

- Khôi phục: Tôi dậy từ canh tư khi trời còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư ra thấu đầu mũi đảo. Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.

- Tác dụng: Tập trung vào thông tin cần trao đổi. Tránh lặp lại thông tin câu trước.

Cách #:

Câu

Câu rút gọn

Khôi phục

Tác dụng

a

Chưa

Tôi chưa nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ.

Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

b

Cho ra kiểu cách con nhà võ.

Tôi làm như vậy để cho ra kiểu cách con nhà võ.

Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

c

Sao lại ăn trộm hòn đá này; Dùng xong sẽ mang trả lại.

+ Sao cậu lại ăn trộm hòn đá này.

+ Dùng xong tớ sẽ mang trả lại.

Tập trung vào thông tin cần trao đổi.

d

Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

Tôi dậy từ canh tư khi trời còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư ra thấu đầu mũi đảo. Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.

Tập trung vào thông tin cần trao đổi. Tránh lặp lại thông tin câu trước.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK