Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 47 SGK Văn 9
Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em cảm động.
Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.
- Em rất ấn tượng với bài hát: Chưa bao giờ mẹ kể của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa. Được trình bày bởi ca sĩ Erik và Min.
- Bài hát Chưa bao giờ mẹ kể là một trong những bài hát mang ca từ cực kỳ xúc động, chạm đến trái tim của nhiều người, ca khúc được viết ra để thể hiện niềm biết ơn với mẹ, một người luôn quan tâm, chia sẻ, tần tảo hy sinh vì các con. Hãy nghe bằng cả trái tim bạn sẽ thấy bài hát này cực kỳ hay và ý nghĩa.
Cách #:
Em rất ấn tượng với bài hát: "Chưa bao giờ mẹ kể” - một trong những bài hát mang ca từ cực kỳ xúc động thể hiện niềm biết ơn với mẹ, một người luôn quan tâm, chia sẻ, tần tảo hy sinh vì các con.
Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
Đọc đoạn thơ đầu và chỉ ra những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa.
- Những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa:
+ “hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”
Cách #:
“hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”
Trả lời Câu hỏi 2Đọc văn bản trang 47 SGK Văn 9
Những nơi mưa rơi xuống
Đọc đoạn thơ hai để chỉ ra những nơi mưa rơi xuống
- Những nơi mưa rơi xuống:
+ “Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.
Cách #:
“Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.
Cách sử dụng các biện pháp tu từ.
Đọc đoạn thơ ba để chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng
- Điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”; “mưa”.
- Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.
Cách #:
Tác giả sử dụng các biệp pháp tu từ như điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”,“mưa”. Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.Các biện pháp như hoán dụ “giọt đàn”, “rụng bóng”. Tất cả đã miêu tả một khung cảnh buồn bã, những giọt mưa như những nỗi buồn rỉ rách trong lòng tác giả khi nhớ về vùng đất xưa.
Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” phải rơi lệ.
Đọc đoạn 4 để chỉ ra nguyên nhân khiến nhân vật phải rơi lệ
Nhân vật “khách tha hương” rơi lệ do nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.
Cách #:
Nguyên nhân: nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn.
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
Đọc kĩ bài thơ, kết hợp với kiến thức về thể thơ để chỉ ra đặc điểm.
- Đặc điểm:
+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).
+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.
Cách #:
- Cấu tạo: hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).
- Gieo vần: Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.
Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chia bố cục và nội dung chính các phần.
- Bố cục, nội dung chính:
+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.
+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.
+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.
Cách #:
- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.
- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.
- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.
Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chỉ ra từ ngữ được sử dụng nhiều lần và chỉ ra tác dụng
- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.
- Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung chính của bài thơ là sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê. Trân trọng chốn quê hương yên bình.
Cách #:
Các từ ngữ: mưa; ý khách; bóng dương.
=> Nhấn mạnh nội dung chính của bài thơ là sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê đồng thời thể hiện sự trân trọng chốn quê hương yên bình.
Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để đưa ra đặc điểm chung của sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa. Từ đó rút ra tâm trạng của tác giả.
- Đặc điểm chung là đều trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.
- Khắc họa tâm trạng: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.
Cách #:
- Đặc điểm chung: trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.
- Tâm trạng: đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn.
Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.
Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra mối liên hệ.
Ở ba khổ thơ đầu, nước non xuất hiện như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân. Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên đến hai câu thơ cuối, tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi”. Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.
Cách #:
- Như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân.
- Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư.
- Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.
Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?
Đọc lại toàn bài đưa ra điều em ấn tượng nhất và lí giải
- Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”.
- Đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại.
Cách #:
Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non” vì chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại.
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật “khách tha hương” trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
Đọc lại toàn bài thơ để viết đoạn văn phân tích cảm xúc của nhân vật.
“Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Đến khổ tiếp theo, tác giả qua việc miêu tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên sau cơn mưa. Đồng thời cũng thể hiện được chính tâm trạng, yêu mến thiên nhiên đất nước của người khách. Cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn. Tóm lại, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.
Cách #:
Tiếng đàn mưa của Bích Khê là bản nhạc vĩ cầm tuyệt đẹp để viết cho những người xa quê đang trải qua nỗi cô đơn gia diết. Tiếng mưa rơi tựa hồ như những nốt nhạc xao xuyến, mang đến cho người đọc được không gian rộng lớn bao trùm tác giả. Thềm lan, dưới lầu, cánh đồng và thậm chí là nước non đã mở ra cho người đọc một khoảng không gian rộng lớn. Thế nhưng trong khoảng không gian rộng lớn ấy, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ đến lạ thường. Trong tiếng ngân nga của tiếng mưa, cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn, Bóng khách hòa vào những ánh nắng tàn cuối ngày, tạo nên một bức tranh cô đơn vô cùng tận. Bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK