Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài 9. Hôm nay và ngày mai Bài tập Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trang 59 vở thực hành Văn 8: Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?...

Bài tập Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trang 59 vở thực hành Văn 8: Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?...

Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 - Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trang 59 vở thực hành ngữ văn 8 - Bài 9. Hôm nay và ngày mai. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?...

Câu hỏi:

Câu 1

Bài tập 1 (trang 59, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để xác định thông tin chính.

Lời giải chi tiết :

Thông tin tác giả chính mà tác giả muốn truyền tải qua văn bản này là nói về ưu điểm và nhược điểm của lũ khi tới đồng bằng sông Cửu Long.


Câu hỏi:

Câu 2

Bài tập 2 (trang 59, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Có thể xếp Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến và giải thích.

Lời giải chi tiết :

Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đã chỉ ra những đặc điểm và nhược điểm khi lũ mang tới nơi đây. Dù vậy, ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, đặc biệt là mang đến tài nguyên vô cùng phong phú với người dân nơi đây.


Câu hỏi:

Câu 3

Bài tập 3 (trang 59, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của cách trình bày đó.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra trật tự, quan hệ. Từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả.

Lời giải chi tiết :

- Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự, các câu văn có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của vùng châu thổ Cửu Long.


Câu hỏi:

Câu 4

Bài tập 4 (trang 60, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để soi chiếu từ góc nhìn. Từ đó đưa ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết :

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn: đất, phù sa màu mỡ, tài nguyên, thức ăn,....

- Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.


Câu hỏi:

Câu 5

Bài tập 5 (trang 60, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để xác định lý do tác giả không nhắc đến.

Lời giải chi tiết :

Bởi vì văn bản này đang tập trung nói về những ưu điểm, nhược điểm của lũ và dẫn đến chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.


Câu hỏi:

Câu 6

Bài tập 6 (trang 60, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để xác định những thông tin có điểm mới.

Lời giải chi tiết :

Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm mới so với điều em biết như lũ mang tới nhiều lợi ích và đặc biệt là cải thiện được đời sống người dân.


Câu hỏi:

Câu 7

Bài tập 7 (trang 60, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến và giải thích lý do.

Lời giải chi tiết :

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi nơi đều có những ưu điểm, nhược điểm và đặc biệt về địa hình và môi trường sống của các loài sinh, động vật, bên cạnh đó còn thời tiết, người dân, môi trường nên không thể áp dụng chung cho những nơi khác được.


Câu hỏi:

Câu 8

Bài tập 8 (trang 61, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào những phần kiến thức đã được gợi mở để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Longcần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK