Bài tập 1 (trang 70, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết nhằm mục đích.
Gợi nhớ lại kiến thức để xác định mục đích.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.
Bài tập 2 (trang 70, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần đáp ứng những yêu cầu.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa ra yêu cầu.
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.
- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.
Bài tập 3 (trang 70, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Các bước cần tiến hành khi viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa ra các bước.
- Trước khi viết:
+ Tìm ý
+ Lập dàn ý
- Viết bài
- Sau khi viết
Bài tập 4 (trang 70, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Những khía cạnh cần rà soát để chỉnh sửa nhằm hoàn thiện văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên.
Gợi nhớ lại kiến thức và đưa ra những khía cạnh cần rà soát.
* Ý cân có cho bài viết có thể được chia làm 3 loại, được xác định bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp:
- Nêu những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng tự nhiên này là gì, có đặc điểm nào nổi bật? Nó xuất hiện ở đâu hay xảy ra khi nào? Nó có gì khác thường so với những ghi nhận từng có trước đây?
- Giải thích về hiện tượng tự nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Các chuyên gia đã giải thích như thế nào? Có điều gì cần bổ sung cho những giải thích đã có? Hoạt động nào của con người góp phần làm nảy sinh hiện tượng này?
- Cung cấp thông tin về thái độ, hành động của con người trước hiện tượng tự nhiên Hiện tượng tự nhiên đó gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào đến đời sống của con người? Con người đã bày tỏ thái độ và thực hiện những hành động gì trước hiện tượng đối.
Bài tập 1 (trang 71, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Mục đích của việc viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa ra mục đích.
Đưa ra ý kiến, kiến nghị về một vấn đề trong đời sống.
Bài tập 2 (trang 71, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống cần đáp ứng các yêu cầu.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa ra các yêu cầu
- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể).
- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...).
- Trinh bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng: ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;...).
- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí.
Bài tập 3 (trang 71, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Một số vấn đề của đời sống cần viết văn bản kiến nghị để cấp có thẩm quyền giải quyết.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa ra một số vấn đề.
Kiến nghị về việc tổ chức các hoạt động từ thiện giúp đỡ các bạn học sinh đang gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bài tập 4 (trang 71, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Các phần nội dung của văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
Gợi nhớ lại kiến thức để đưa nội dung của bài kiến nghị.
- Nếu nội dung kiến nghị là những vấn đề cụ thể của đời sống, liên quan đến những cá nhân, tổ chức mà người viết có giao tiếp gần gũi, thưởng xuyên, văn bản kiến nghị có thể được viết theo hình thức của một lá đơn (như bài viết tham khảo). Với hình thức này, phần đầu văn bản cần có quốc hiệu, tiêu ngữ và đề rõ địa điểm, ngày, tháng, năm viết kiến nghị. Tiếp đó, phải để rõ đối tượng nhận kiến nghị. Trước phần nội dung kiến nghị, người viết cần ghi cụ thể danh tính, cương vị của người làm đơn. Cuối văn bản là câu bày tỏ mong muốn kiến nghị được quan tâm giải quyết; sau đó người viết kí tên (với tư cách cá nhân hay tư cách đại diện).
- Nếu vấn đề kiến nghị có tầm bao quát hơn, gắn với việc đánh thức dư luận hoặc định hướng dư luận, văn bản kiến nghị có thể được triển khai theo hình thức của một văn bản nghị luận, không nhất thiết phải đế quốc hiệu, tiêu ngữ và ghi danh tính cụ thể của người kiến nghị.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK