Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài 8. Nhà văn và trang viết Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 47 vở thực hành Văn 8 tập 2: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?...

Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 47 vở thực hành Văn 8 tập 2: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?...

Gợi nhớ kiến thức về thành phần gọi đáp và chức năng của chúng. Soạn văn Câu 1, 2, 3 - Thực hành tiếng Việt trang 47 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2 - Bài 8. Nhà văn và trang viết. Thành phần gọi – đáp và chức năng của chúng trong câu: Thành phần chêm xen và nội dung mà chúng làm rõ trong những câu văn...Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

Câu hỏi:

Câu 1

Bài tập 1 (trang 47, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Thành phần gọi – đáp và chức năng của chúng trong câu:

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về thành phần gọi đáp và chức năng của chúng.

Lời giải chi tiết :

Câu

Thành phần gọi - đáp

Chức năng

a.

– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì, … hừ hừ … em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

Thưa anh

Dùng để thưa hỏi, góp phần làm rõ về mối quan hệ giữa các nhân vật.

b. Ê, đồ quỷ! – Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.

Ê

Dùng để gọi đáp, làm rõ tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa người gọi với người đáp.

c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu bé ơi

Dùng để gọi, thể hiện thái độ và mối quan hệ giữa các nhân vật.


Câu hỏi:

Câu 2

Bài tập 2 (trang 48, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Thành phần chêm xen và nội dung mà chúng làm rõ trong những câu văn.

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về thành phần chêm xen để xác định và chỉ ra, làm rõ trong những câu văn.

Lời giải chi tiết :

Câu

Thành phần chêm xen

Nội dung được làm rõ

a. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)

(của các tác giả khác)

Bổ sung thông tin để nhấn mạnh nội dung rằng có nhiều người thuộc ba bài thơ của Nguyễn Khuyến mà không phải các bài thơ của những tác giả khác.

b. Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ” – đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến

Giải thích và làm rõ vị trí của Vườn Bùi chốn cũ để tránh nhầm lẫn.

c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích – món mực ống mà Xe-cret-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.

món mực ống mà Xe-cret-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng

Bổ sung thông tin để làm rõ món yêu thích của con hải âu.

d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

(phân tích, bình giảng, bình luận)

Bổ sung thông tin để làm rõ hành động đọc văn.


Câu hỏi:

Câu 3

Bài tập 3 (trang 48, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):

Thành phần biệt lập và loại thành phần biệt lập trong các câu sau:

Hướng dẫn giải :

Gợi nhớ kiến thức về thành phần biệt lập và loại thành phần biệt lập.

Lời giải chi tiết :

Câu

Thành phần biệt lập

Loại thành phần biệt lập

a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

Và hẳn

thành phần tình thái

b. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội

thành phần chêm xen

c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Này, ơi

thành phần gọi đáp

d. Ôi những vạt ruộng vàng

Chiều nay rung rinh lúa ngả.

Ôi

thành phần cảm thán

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK