Khởi động
Câu 1:
Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh dưới đây?
Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
Trong tranh có cờ của Việt Nam, Nhật Bản, Cambodia, Mianma, Malaysia.
Câu 2
Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát những vật thể trong tranh để trả lời câu hỏi.
Vì đây là hội thi đấu thể thao gồm nhiều quốc gia cùng tham gia.
Bài đọc
NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Trong các đại hội về sau, có thêm sự tham gia của các vận động viên nữ. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
Từ ngữ:
- Ô-lim-pích (còn gọi là Thế vận hội): đại hội thể thao quốc tế, thường được tổ chức 4 năm một lần.
- Vòng nguyệt quế: vòng được kết bằng lá cây nguyệt quế, dùng để tặng người chiến thắng.
- Xung đột: chiến tranh.
- Khôi phục: lập lại.
- Hữu nghị: (quan hệ) thân thiết giữa các nước.
Câu 1
Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ 3 000 năm trước ở đất nước Hy Lạp cổ.
Câu 2
Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Những môn thể thao được thi đấu trong đại hội là: chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,...
Câu 3
Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Câu 4
Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.
Em đọc lại đoạn cuối của văn bản để trả lời câu hỏi.
Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
Câu 5
Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?
Em đọc lại bài đọc và suy nghĩ để nói lên cảm nhận của mình.
Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì Đại hội giúp phát triển mạnh việc rèn luyện thể dục thể thao ở khắp nơi, là dịp để các nước trên toàn cầu có dịp gặp gỡ, đua tài và làm nảy nở thêm tinh thần hữu nghị, đoàn kết, yêu hoà bình, chống chiến tranh.
Nội dung
Bài đọc cho biết những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,…) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích. Qua đó ta thấy được rằng thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hòa bình, hữu nghị trên thế giới,… |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK