Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức. Soạn Bài 27 Những chiếc áo ấm
Khởi động: Quan sát tranh minh họa, nói tên các con vật và đoán xem chúng đang làm gì.
Tên con vật |
Việc làm |
Nhím | Chắp vải, dùi lỗi |
Thỏ | Trải vải |
Chim | Luồn kim, may áo |
Ốc sên | Kẻ đường vạch trên vải |
Bọ ngựa | Cắt vải |
Tằm | Xe chỉ |
Bài đọc
Những chiếc áo ấm
Mùa đồn, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét thì gió thổi tấm vải bay xuống ao. Nhím giúp thỏ khều tấm vải vào bờ và nói:
- Phải may thành áo mới được.
Nhím xù lông, rút một chiếc kim định khâu áo cho thỏ, nhưng không có chỉ. Hai bạn đi tìm chị tằm, xin một ít tơ làm chỉ. Chị tằm đồng ý ngay. Có chỉ, có kim, nhưng phải tìm người cắt vải. Thấy bọ ngựa vung kiếm cắt cỏ, nhím nói:
- Anh giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người cần áo ấm.
Bọ ngựa đồng ý, vung kiếm cắt vải, nhím ngăn:
- Phải cắt đúng theo kích thước.
Tất cả lại đi tìm người biết kẻ đường vạch trên vải. Lúc qua vườn chuối, Nhím trông thấy ốc sên bò trên lá, cứ mỗi quãng, ốc sên lại để lại phía sau một đường vạch. Nhím nói:
- Chúng tôi cần anh kẻ đường vạch để may áo ấm cho mọi người.
Ốc sên nhận lời, bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bây giờ chỉ còn thiếu người luồn kim giỏi. Tất cả lại đi tìm chim ổ dộc có biệt tài khâu vá.
Xưởng may áo ấm được dựng lên. Thỏ trải vải. Ốc sên kẻ đường vạch.
Bọ ngựa cắt vải theo vạch. Tằm xe chỉ. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi chim ổ dộc luồn kim, may áo…
Mùa đông năm ấy, trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc.
(Theo Võ Quảng)
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?
Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách quấn tấm vải lên người.
Câu 2. Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?
Nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm vì nhím thấy thỏ quấn tấm vải thì bị thổi xuống ao.
Câu 3. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?
M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
Trả lời:
Các nhân vật trong câu chuyện đã đóng góp để làm ra những chiếc áo ấm:
+ Thỏ dành tấm vải của mình để may áo.
+ Thỏ trải vải để may áo.
+ Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
+ Nhím chắp vải, dùi lỗ.
+ Tằm dùng tơ làm chỉ để may áo.
+ Bọ ngựa cắt vải để may áo.
+ Ốc sên kẻ đường vạch để may áo.
+ Chim ổ dộc luồn kim, may áo.
Câu 4. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
- Em thích nhân vật nhím nhất. Vì nhím đã biết rủ các bạn cùng giúp đỡ mình may áo cho thỏ.
- Em thích nhân vật chim ổ dộc nhất. Vì các bạn ấy có khả năng khâu vá rất giỏi.
- Em thích nhân vật tằm nhất vì tằm đã hi sinh tơ của mình để làm chỉ may áo cho thỏ.
Câu 5. Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
Sau khi đọc câu chuyện Những chiếc áo ấm, em học được một điều là phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Khi cùng nhau làm việc thì sẽ đạt được hiệu quả cao.
* Nội dung chính: Bài đọc “Những chiếc áo ấm” kể về hành trình may áo của Nhím và Thỏ. Mùa đông, tấm vải của thỏ bị rơi xuống ao, nhím đã giúp thỏ khều lên bờ và nghĩ ra ý tưởng phải may thành áo. Rồi hai bạn cùng nhau đi tìm những thứ cần để may áo: chị Tằm se chỉ, bọ ngựa cắt vải, ốc sên kẻ đường vạch, chim ổ dộc khâu vá. Tất cả mọi người đều vui vẻ đồng ý. Nhờ vậy mà xưởng may đã được dựng lên. Mùa đông năm ấy, ai cũng có áo ấm để mặc.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK