Môi trường sống bao gồm các yếu tố
A. tác động riêng rẽ đến sinh vật (có lợi hoặc có hại cho sinh vật).
B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
C. cần thiết, không thể thiếu cho sự tồn tại của sinh vật.
D. không sống bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
Môi trường sống bao gồm các yếu tố bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
Hãy cho biết các nhân tố sinh thái ở Cột A và Cột B trong bằng dưới đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào? Hãy lấy thêm ví dụ các nhân tố sinh thái ở hai cột.
Nhân tố sinh thái vô sinh.
VD: ánh sáng, độ ẩm...
Nhân tố sinh thái hữu sinh.
VD: con người, châu chấu,...
A: NTST vô sinh
B: NTST hữu sinh
Quan sát Hình 41.1 sau đây, hãy nêu tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của một số nhân tố sinh thái đến đời sống của một loài động vật. Tại sao cần tìm hiểu về tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố sinh thái?
Quan sát Hình 41.1
- Tác dụng gián tiếp:
+ Ánh sáng - Nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm - Sinh vật
+ Nhiệt độ - Độ ẩm giảm - Sinh vật.
- Tác động của các nhân tố sinh thái là rất phức tạp (có cả tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp qua lại lẫn nhau). Vì vậy, cần tìm hiểu về của các nhân tổ sinh thái trong các mối quan hệ này, con người mới có thể có những biện pháp phù hợp trong việc chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông nghiệp...
Quan sát Hình 41.2 dưới đây, hãy nêu một vài ví dụ về các yếu tố cần thiết (sinh vật không thể tồn tại nếu thiếu các yếu tố này) và các yếu tố tác động đối với một loài vật nuôi hoặc một loài cây trong (các yếu tố này có thể không cần thiết, nhưng có thể có lợi hoặc gây bất lợi).
Quan sát Hình 41.2
Ví dụ đối với cây trồng:
– Yếu tố cần thiết: O2, CO2, H2O, khoáng, ánh sáng,...
– Yếu tố tác động: gió, nhiệt độ, độ ẩm, cây sống bên cạnh, sâu bọ,...
Những yếu tố tác động có thể có lợi hoặc gây bất lợi đối với cây trồng trong từng trường hợp cụ thể. Nếu các yếu tố này nằm trong một giới hạn xác định sẽ giúp đem lại lợi ích cho sự sinh trưởng và phát triển nhưng nếu quá cao hoặc quá thấp sẽ cản trở và gây hại cho cây trồng đá
Xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 41.3. Từ đó vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của các loài sinh vật đó.
Bảng 41.3. Giới hạn sinh thái của một số loại sinh vật
Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của các loài sinh vật đó.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK