Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sử dụng lý thuyết về moment lực
Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi moment lực.
Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực.
Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O (Hình 18,1), lần lượt tác dụng lực F (phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn không dồi) vào các vị trí A, B, C, O. Tác dụng làm quay của lực F tại vị trí nào là lớn nhất?
A. Vị trí O.
B. Vị trí C.
C. Vị trí A.
D. Vị trí B.
Sử dụng lý thuyết về moment lực
Vì khoảng cách rA từ trục quay O đến điểm tác dụng của lực F là lớn nhất
Đáp án C
Hãy khoanh vào từ Đúng hoặc Sai để đánh giá các câu dưới đây khi nói về tác dụng làm quay của lực.
STT |
Nói về tác dụng làm quay của lực |
Đánh giá |
|
1 |
Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật. |
Đúng |
Sai |
2 |
Lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. |
Đúng |
Sai |
3 |
Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. |
Đúng |
Sai |
4 |
Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. |
Đúng |
Sai |
5 |
Giá của lực càng cách xa trục quay, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. |
Đúng |
Sai |
Sử dụng lý thuyết về moment lực
1 – Sai; 2 – Sai; 3 – Đúng; 4 – Đúng; 5 – Đúng.
Hình 18.2 mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa. Đàn cân được cân bằng ở trục quay. Cái cân được dùng để cản khối lượng của một vật.
a) Dựa vào điều gì trên Hình 18.2 mà em có thể kết luận rằng vật ở đĩa A nặng hơn vật ở đĩa B?
b) Hãy vẽ hình biểu diễn các lực do các vật đặt ở hai bên đĩa cân tác dụng lên đĩa cân.
Sử dụng lý thuyết về moment lực
a, Ta Thấy rằng vật đặt trên đĩa cân A nặng hơn vật đặt trên đĩa cân B khiến cho cái cân nghiêng về phía bên trái.
b,
Hình 18.3 mô tả hai bạn A và B ngồi trên bập bênh. Bập bênh là một thanh dài cân
bằng trên trục quay. Trục quay nằm ở chính giữa của thanh.
Hãy đề xuất hai cách để hai bạn A và B có thể làm cân bằng được cái bập bênh.
Sử dụng lý thuyết về moment lực
Bập bênh đang nghiêng về phía bạn B. Hai cách để làm bập bênh cân bằng:
– Bạn A dịch chuyển ra xa trục quay.
– Bạn B dịch chuyển lại gần trục quay.
Hình 18.4 cho thấy bác thợ dùng cờ lê dễ vặn một cái bu lông, lực tác dụng của bác thợ đẩy vào tay cầm của cờ lê làm nó quay.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vị trí đặt tay của bác thợ khi dùng cờ lê.
Sử dụng lý thuyết về moment lực
Vị trí cầm vào cờ lên sao cho giá của lực tác dụng càng xa trục quay thì tác dụng lam quay càng lớn
Em hãy tự làm một cái cân đơn giản bằng cách dùng một mảnh gỗ cân bằng trên một trục quay (Hình 18.5). Chuẩn bị một số vật dụng: thanh gỗ, móc áo, cốc nhựa,...
a) Dùng quả nặng có trọng lượng 1 N. Hãy tìm trong số các đồ vật mà em có, vật nào nặng hơn 1 N, vật nào nhẹ hơn 1 N.
b) Em hãy đề xuất cách dùng cái cân của em để xác định trọng lượng của các vật em có ở trên.
Sử dụng lý thuyết về moment lực
a) Tiến hành thử nghiệm bằng cách treo các vật dụng lên trục quay và quan sát cân bằng.
Nếu vật nào đó đẩy quả nặng lên thì vật đó nặng hơn quả năng 1 N
Nếu vật nào đó bị quả nặng lên thì vật đó nhẹ hơn quả năng 1 N
b) Gắn một móc áo: Gắn một móc áo ở một đầu thanh gỗ. Đây sẽ là điểm treo cho các vật cần cân.
Đo đạc vật nặng đã biết: Đầu tiên, treo quả nặng có trọng lượng 1 N lên móc áo. Đảm bảo rằng trục quay ở trạng thái cân bằng. Điều này sẽ giúp bạn xác định vị trí cân bằng cơ bản.
Xác định trọng lượng của các vật khác: Tiếp theo, treo các vật dụng khác lên móc áo. Quan sát trục quay để xem liệu nó lệch hơn so với trạng thái cân bằng cơ bản hay không. Nếu lệch, bạn có thể so sánh mức độ lệch để xác định xem vật đó nặng hơn hay nhẹ hơn so với quả nặng 1 N.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK