Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Kết nối tri thức Chương III. Khối lượng riêng và áp suất Bài 15. Áp suất trên một bề mặt trang 43, 44 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức: Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?...

Bài 15. Áp suất trên một bề mặt trang 43, 44 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức: Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?...

Gợi ý giải 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6, 15.7, 15.8, 15.9, 15.10, 15.11 Bài 15. Áp suất trên một bề mặt trang 43, 44 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?...

Câu hỏi:

15.1

Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?

A. Đi giày cao gót và đứng cả hai chân.

B. Đi giày cao gót và đứng co một chân.

C. Đi giày đế bằng và đứng cả hai chân.

D. Đi giày đế bằng và đứng co một chân.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về áp suất lên một bề mặt

Lời giải chi tiết :

Đi giày cao gót và đứng co một chân áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất

Đáp án: B


Câu hỏi:

15.2

Áp lực là

A. lực ép vuông góc với mặt bị ép.

B. lực song song với mặt bị ép.

C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.

D. lực tác dụng của vật lên giá treo.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết về áp lực

Lời giải chi tiết :

Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép

Đáp án: A


Câu hỏi:

15.3

Chọn câu đúng.

A. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.

B. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.

C. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.

D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào

Hướng dẫn giải :

Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A


Câu hỏi:

15.4

Một áp lực 9 N tác dụng lên một diện tích 3 m2 gây ra áp suất là

A. 12 N/m2.

B. 3 N/m2.

C. 27 N/m2.

D. 0,33 N/m2.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Một áp lực 9 N tác dụng lên một diện tích 3 m2 gây ra áp suất là

\(p = \frac{F}{S} = \frac{9}{3} = 3N/{m^2}\)


Câu hỏi:

15.5

Một áp lực 500 N gây ra áp suất 2 500 N/m2 lên diện tích bị ép. Diện tích mặt bị ép là

A. 200 cm2.

B. 2 000 cm2

C. 500 cm2

D. 125 cm2

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Một áp lực 500 N gây ra áp suất 2 500 N/m2 lên diện tích bị ép. Diện tích mặt bị ép là \(p = \frac{F}{S} \Rightarrow S = \frac{F}{p} = \frac{{500}}{{2500}} = 0,2{m^2} = 2000c{m^2}\)


Câu hỏi:

15.6

Hai khối lập phương A và B làm bằng vật liệu giống nhau, khối B có cạnh lớn gấp đôi khối A. Đặt khối A lên mặt của khối B như Hình 15.1 thì khối A tạo áp suất (p) lên mặt của khối B. Nếu đặt khối B lên trên một mặt của khối A thì áp suất của khối B tác dụng lên trên bề mặt của khốỉ A là

image

A. 16p

B. 12p

C. 4p

D. 8p

Hướng dẫn giải :

Nếu đặt khối B lên trên một mặt của khối A thì áp suất của khối B tác dụng lên trên bề mặt của khốỉ A là 8p

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D


Câu hỏi:

15.7

Hãy giải thích tại sao mũi đinh thì cần phải nhọn còn chân ghế thì lại không

Hướng dẫn giải :

Áp dụng lý thuyết áp suất lên một bề mặt

Lời giải chi tiết :

Khi đóng đinh ta cần áp suất lớn để đưa đinh ngập sâu vào vật cần đóng đinh, nên mũi đinh cần phải nhọn (diện tích bị ép nhỏ) để tăng áp suất. Còn chân ghế nếu nhọn dẫn đến áp suất lớn làm lún, hỏng sàn nhà


Câu hỏi:

15.8

Gió gây ra áp suất lên bất kì một bề mặt nào mà gió thổi vào. Nếu gió gây ra một áp suất 2 000 Pa lên một cánh cửa có diện tích là 3,5 m2 thì áp lực tác dụng lên cánh cửa bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp lực tác dụng lên cánh cửa bằng là

\(p = \frac{F}{S} \Rightarrow F = p.S = 2000.3,5 = 7000N\)


Câu hỏi:

15.9

Một con voi có trọng lượng 80 000 N. Diện tích mỗi bàn chân của con voi là 0,1m2. Tính áp suất của con voi này gây ra trên mặt đất trong các trường hợp:

a) Con voi đứng cả bốn chân trên mặt đất.

b) Con voi nhấc một chân lên khỏi mặt đất

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

a) Diện tích tiếp xúc của bốn chân voi là: S = 4.0,1 = 0,4 m2

Áp suất của con voi này gây ra trên mặt đất là: \(p = \frac{F}{S} = \frac{{80000}}{{0,4}} = 200000N/{m^2}\)

b) Diện tích tiếp xúc của ba chân voi là: S = 3.0,1 = 0,3 m2

Áp suất của con voi này gây ra trên mặt đất là: \(p = \frac{F}{S} = \frac{{80000}}{{0,3}} = 266666,7N/{m^2}\)


Câu hỏi:

15.10

Một người vác trên vai một thùng hàng và đứng yên trên sàn nhà. Trọng lượng của người là 650 N, trọng lượng của thùng hàng là 150 N. Biết diện tích tiếp xúc với sàn nhà của mỗi bàn chân là 200 cm2. Hãy tính áp lực và áp suất của người lên sàn nhà.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Lực người vác trên vai một thùng hàng tác dụng lên sàn là:

F = 650+150 = 800 (N).

Diện tích tiếp xúc của chân người là:

S = 2.200= 400 (cm²) = 0,04 (m²).

Áp suất người vác trên vai một thùng hàng tác dụng lên sàn là:

\(p = \frac{F}{S} = \frac{{800}}{{0,04}} = 20000N/{m^2}\)


Câu hỏi:

15.11

Một vật có trọng lượng 8,4 N, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 3 cm X 4 cm X 5 cm. Hãy tính áp lực và áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang và nhận xét về các kết quả tính được

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Trong trường hợp này thì trọng lượng của vật chính là áp lực mà vật tác dụng lên mặt đất

Diện tích các mặt của khối hộp chữ nhật là:

S1 = 3.4 = 12 cm2 = 0,0012 m2

S2 = 4.5 = 20 cm2 = 0,002 m2

S3 = 3.5 = 15 cm2 = 0,0015 m2

Áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang là

\({p_1} = \frac{F}{{{S_1}}} = \frac{{8,4}}{{0,0012}} = 7000N/{m^2}\)

\({p_2} = \frac{F}{{{S_2}}} = \frac{{8,4}}{{0,002}} = 4200N/{m^2}\)

\({p_3} = \frac{F}{{{S_3}}} = \frac{{8,4}}{{0,0015}} = 5600N/{m^2}\)

Nhận xét: Diện tích tiếp xúc sàn nhà của các mặt càng lớn thì áp suất càng nhỏ

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK