Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Kết nối tri thức Chương II. Một số hợp chất thông dụng Bài 8. Acid trang 26, 27, 28 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức: Dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. Nước đường.    B. Nước cất. C...

Bài 8. Acid trang 26, 27, 28 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức: Dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. Nước đường.    B. Nước cất. C...

Trả lời 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9, 8.10, 8.11, 8.12, 8.13, 8.14, 8.15, 8.16, 8.17, 8.18 Bài 8. Acid trang 26, 27, 28 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Viết công thức hoá học của các chất sau đây: sulfuric acid, hydrochloric acid, acetic acid, carbonic acid...

Câu hỏi:

8.1

Viết công thức hoá học của các chất sau đây: sulfuric acid, hydrochloric acid, acetic acid, carbonic acid.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kí hiệu và hóa trị của các gốc acid

Lời giải chi tiết :

Công thức hoá học của các chất:

Sulfuric acid: H2SO4;

Hydrochloric acid: HCl;

Acetic acid: CH3COOH;

Carbonic acid: H2CO3.


Câu hỏi:

8.2

Dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Nước đường.    B. Nước cất.

C. Giấm ăn.      D. Nước muối sinh lí.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất của acid

Lời giải chi tiết :

Thành phần của giấm ăn chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5% làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.


Câu hỏi:

8.3

Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Nước muối.    B. Giấm ăn.

C. Nước chanh.    D. Nước ép quả khế.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Dung dịch nước muối không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Các dung dịch giấm ăn, nước chanh, nước ép quả khế có tính acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Đáp án: A


Câu hỏi:

8.4

Dãy dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. HNO3, H2O, H3PO4.   B. CH3COOH, HCl, HNO3.

C. HBr, H2SO4, H2O.    D. HCl, NaCl, KCl.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch CH3COOH; HCl; HNO3 là các dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.


Câu hỏi:

8.5

Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?

A. NaCl.   B. CH3COOH.   C. H2SO4.   D. HCl.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

NaCl + Fe: không phản ứng;

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.


Câu hỏi:

8.6

Hãy cho biết gốc acid và hoá trị của gốc acid trong các acid sau: H2S, HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Acid

H2S

HCl

HNO3

H2SO4

Gốc acid

S2-

Cl-

NO3-

SO42-

Hoá trị của gốc acid

II

I

I

II


Câu hỏi:

8.7

Bằng thí nghiệm hoá học, hãy chứng minh trong thành phẩn của hydrochloric acid có nguyên tố hydrogen.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Thí nghiệm chứng minh:

Khi cho hydrochloric acid phản ứng với kim loại như Mg, Zn, Fe,... sinh ra khí hydrogen.

2HCl + Fe → FeCl2 + H2


Câu hỏi:

8.8

Nhôm và bạc là hai kim loại đều có màu sáng bạc, có ánh kim. Hãy dùng một hoá chất để phân biệt hai kim loại này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Cho hai kim loại vào dung dịch HCl (hoặc H2SO4 loãng).

Kim loại nào phản ứng, thấy có khí thoát ra là nhôm (aluminium):

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

Còn lại là bạc (silver) không phản ứng với acid HCl (hoặc H2SO4 loãng).


Câu hỏi:

8.9

Có hai mẫu vật liệu gồm vật liệu kim loại có chứa sắt và nhựa được sơn giả sắt. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt hai loại vật liệu này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Cho hai mẫu vật liệu vào dung dịch acid như HCl (hoặc H2SO4 loãng).

Vật liệu nào phản ứng, thấy có khí thoát ra là sắt:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Còn lại là nhựa không phản ứng với acid.


Câu hỏi:

8.10

Hoàn thành các phản ứng sau đây và cân bằng PTHH:

a) Mg + H2SO4 →     c) Zn + HCl →

b) Fe + HCl →       d) Mg + CH3COOH →

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

a) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

b) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

d) Mg + 2CH3COOH → Mg(CH3COO)2 + H2


Câu hỏi:

8.11

Cho 3 g Mg vào 100 mL dung dịch HCl nồng độ 1M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí thoát ra (ở 25 °C, 1 bar).

c) Tính nồng độ MgCl2 trong dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

a) Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b)

nMg=\(\frac{3}{{24}} = 0,125mol\)

nHCl=0,1.1=0,1mol

Ta có: \(\frac{{{n_{Mg}}}}{1} < \frac{{{n_{HCl}}}}{2}\)

nên sau phản ứng HCl hết, Mg dư.

Số mol sản phẩm sinh ra tính theo HCl.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

0,1 → 0,05 0,05 mol

Thể tích khí thoát ra (ở 25 °C, 1 bar): 0,05.24,79 = 1,2395 (L)

c) Nồng độ MgCl2 trong dung dịch thu được:

CM(MgCl2)= \(\frac{{0,05}}{{0,1}} = 0,5M\)

Coi thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.


Câu hỏi:

8.12

Một loại hợp kim có hai thành phần là đồng (copper) và sắt (iron). Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5 g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu lấy chất rắn không tan, sấy khô và cân, thấy khối lượng là 2,7 g.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

a) Đồng (copper) không phản ứng với H2SO4 loãng.

Phương trình hoá học xảy ra:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

b) Chất rắn không tan sau phản ứng là đồng (Cu).

%mCu = \(\frac{{2,7}}{5}.100\% = 54\% \)

%Fe = 100% - 54% = 46%


Câu hỏi:

8.13

Một loại hợp kim có hai thành phần là nhôm (aluminium) và sắt. Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5,5 g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi kim loại tan hết, cô cạn cẩn thận dung dịch. Cân hỗn hợp chất rắn thu được (gồm AlCl3 và FeCl2), thấy khối lượng là 19,7 g.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Hướng dẫn giải :

Viết phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

a) Phản ứng xảy ra:

2Al + 6HCl→ 2AlCl3+ 3H2

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

b) Đặt số mol Al và Fe lần lượt là x và y.

Ta có: 2Al + 6HCl→ 2AlCl3+ 3H2

Số mol: xxmol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Số mol: y mol

Tổng khối lượng kim loại: 27x + 56y = 5,5(1)

Tổng khối lượng muối: 133,5x + 127y = 19,7(2)

Để tính x và y ta dùng phương pháp khử. Cách làm như sau:

Nhân cả 2 vế của (1) với 133,5 ta được: 3604,5x + 7476y = 734,25(1′)

Nhân cả 2 vế của (2) với 27 ta được:3604,5x + 3429y = 531,9(29

Trừ từng vế của (1′) cho (2′), ta được: 4 047y = 202,35. Tính ra y = 0,05.

Thay y = 0,05 vào (1) tính ra x = 0,1.

Vậy:

%Al = \(\frac{{27.0,1}}{{5,5}}.100\% = 49,09\% \)


Câu hỏi:

8.14

Để tẩy gỉ sắt (Fe2O3), người ta thường dùng hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Tính thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1 M cần dùng để phản ứng hết với 4 g gỉ sắt (coi hiệu suất phản ứng là 100%).

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

nFe2O3= \(\frac{4}{{160}} = 0,025mol\)

Phương trình hoá học:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

0,025 → 0,15 mol

Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là:

VHCl=\(\frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,15}}{1} = 0,15l\)


Câu hỏi:

8.15

Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25 °C, 1 Bar). Người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%).

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

c) Tính nồng độ C% của dung dịch ZnSO4 thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b) Số mol H2 cần điều chế:

nH2= \(\frac{V}{{24,779}} = \frac{{2,479}}{{24,79}} = 0,1mol\)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Theo PTHH: 1 1 mol

Phản ứng: 0,1 ← 0,1 mol

Vậy khối lượng H2SO4 có trong dung dịch: 0,1.98 = 9,8 gam.

Khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% cần dùng là:

mdd= \(\frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }} = \frac{{9,8}}{{9,8}}.100 = 100g\)

c) Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mddsau= mddH2SO4 + mZn − mH2 = 100 + 65.0,1 – 2.0,1 = 106,3 gam.

Khôí lượng ZnSO4 có trong dung dịch sau phản ứng: mct = 0,1.161 = 16,1 gam.


Câu hỏi:

8.16

Xoong, nồi đun nấu lâu sẽ thường có một lớp cặn bám dưới đáy, làm cho thức ăn khó chín. Thành phần chính của lớp cặn này là CaCO3. Em hãy đề xuất một chất quen thuộc có trong gia đình có thể dùng để loại bỏ chất này.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

Có thể dùng giấm ăn (là dung dịch của CH3COOH) để làm sạch cặn. Do xảy ra phản ứng hoá học:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

CaCO3 bị tan trong giấm nên sẽ bị loại bỏ.


Câu hỏi:

8.17

a) Em hãy làm thí nghiệm: vắt chanh vào các mảnh vật liệu đá vôi, sắt, nhôm. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

b) Hãy giải thích tại sao mưa acid gây phá huỷ nghiêm trọng các công trình xây dựng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

a) Đều thấy có phản ứng xảy ra, hiện tượng sủi bọt khí: đá vôi tạo bọt khí CO2, còn sắt và nhôm tạo bọt khí H2.

b) Các công trình xây dựng hầu hết đều làm từ các vật liệu đá vôi, sắt, nhôm. Do đó, mưa acid sẽ phản ứng với các vật liệu này, phá huỷ công trình xây dựng.


Câu hỏi:

8.18

Sữa chua có vị chua trong đó có chứa lactic acid, trong khi đó sữa tươi không chứa acid này.

a) Nêu một phương pháp để phân biệt sữa tươi và sữa chua

b) Hãy giải thích tại sao sữa chua thường được đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp giấy chứ không đựng trong hộp kim loại.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất lý hóa của acid

Lời giải chi tiết :

a) Sự dụng quỳ tím để nhận biết sữa tươi và sữa chua. Nếu quỳ tím chuyển sang màu hồng thì đó là sữa chua vì trong sữa chua có acid lactic làm đổi màu quỳ tim.

Còn sữa tươi không làm đổi màu quỳ tím

b) Vì trong sữa chua có lactic acid sẽ ăn mòn hộp kim làm và sinh ra nhiều chất không tốt cho sức khỏe người sử dụng

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK