Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tối đến, chúng tôi ngủ trong hang cáo. (Lũ cáo lười nhác không thích đi săn, chúng sẵn sàng đổi hang của mình cho bầy sói để lấy ít đồ ăn.) Sói Xám Em Họ ra ngoài canh gác, nó ngồi chót vót trên tảng đá cao nhất giữa thung lũng. Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang. Bà vừa ru vừa kể chuyện cho chúng nghe. Tất nhiên là những câu chuyện về Con Người. Phần vì trời đã tối, và chúng đã quá mệt chẳng muốn đùa nghịch nữa, và phần vì chúng khoái có cảm giác sợ, và hơn nữa đã có Hắc Hoả mẹ chúng ở bên cạnh để bảo vệ nên bầy sói anh và Ánh Vàng nằm yên lắng nghe.
Ngày xửa ngày xưa...
Vẫn câu chuyện ấy: chuyện về một chú sói con rất vụng về có bà ngoại sói già lụ khụ.
Ngày xửa ngày xưa, có một chú sói con vụng về tới mức cả đời chẳng bao giờ bắt được thứ gì. Ngay cả đến những con tuần lộc già cũng chạy nhanh hơn chú, những con chuột nhắt rừng lượn trước mũi chú [...]... Chú chẳng hề bắt được gì. Ngay đến cái đuôi của mình cũng không! Thật vụng về quá thể.
Nói vậy, nhưng chẳng nhẽ chú không được việc gì? May sao, chú còn có Sói Bà. Sói Bà già lắm. Già tới mức cũng chẳng thể bắt được gì nữa. [...] Bà chậm chạp chỉnh trang bộ lông, rồi cẩn thận lau rửa. Vì Sói Bà có một bộ lông đẹp tuyệt vời. Sáng lấp lánh như bạc. [...] Việc của Vụng Về là vầy: nuôi Sói Bà. Khi có con tuần lộc bị tóm, hốp! Cái đùi nó để phần bà.
– Cháu không thấy nặng quá chứ Vụng Về?
– Chẳng nặng tí nào, bà ạ.
– Tốt, đừng lang thang trên đường nhé!
– Hãy đi đứng cho cẩn thận!
– Và phải dè chừng Con Người đấy!
[...]
– Con Người đã giết Sói Bà, họ lấy bộ lông của bà đem làm áo choàng, lấy đôi tại bà làm mũ và, lấy mõm bà làm thành chiếc mặt nạ.
Thế... rồi sao nữa ạ?
– Sao ư? Thôi, đến giờ đi ngủ rồi các con ạ, mai mẹ kể tiếp.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Ngân Hà dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 35 - 40)
Trong đoạn trích có những tuyến truyện nào được lồng ghép với nhau?
A. Tuyến truyện về mẹ Hắc Hoả và tuyến truyện về đàn sói con
B. Tuyến truyện về Sói Lam và tuyến truyện về sói em Ánh Vàng
C. Tuyến truyện về Sói Bà và tuyến truyện về sói cháu Vụng Về
D. Tuyến truyện về gia đình Sói Lam và tuyến truyện về hai bà cháu sói Vụng Về
Đọc kĩ văn bản
Đáp án D
Câu nào sau đây KHÔNG nêu đúng chi tiết thể hiện sự cảnh giác của nhà sói trong đêm tối?
A. Sói Xám Em Họ ngồi chót vót trên tảng đá cao nhất giữa thung lũng.
B. Sói Lam nằm ngay lối vào hang.
C. Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.
D. Sói mẹ vừa ru vừa kể chuyện cho bầy sói con nghe.
Đọc kĩ văn bản
Đáp án D
Tại sao sói mẹ kể chuyện về hai bà cháu sói Vụng Về cho các con nghe?
Đọc kĩ văn bản
Sói mẹ kể chuyện về hai bà cháu sói Vụng Về để các con ngủ và cũng là để bầy sói hiểu hơn về con người, cảnh giác trước sự săn lùng của con người.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Sói Bà trong đoạn trích.
Đọc kĩ văn bản
Đưa ra cảm nhận cá nhân
Sói Bà rất yêu thương, quan tâm sói Vụng Về. Bà nhắc nhở soi Vụng Về cần cẩn thận, cảnh giác với con người trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn và nguy hiểm. Nhưng cuối cùng, Sói Bà đã bị con người giết chết.
Chỉ ra sự thay đổi lời người kể chuyện trong đoạn trích.
Đọc kĩ văn bản
Câu chuyện trong phần đầu đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam (Tối đến, chúng tôi ngủ trong hang cáo.). Sau đó, câu chuyện được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ ba (Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.). Lời kể lại được chuyển sang nhân vật Sói Mẹ trong câu chuyện ra bầy sói con ngủ (Ngày xửa ngày xưa... Thôi, đến giờ đi ngủ rồi các con ạ, mai mẹ kể tiếp.).
Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ trong các câu sau:
a. Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.
b. Ngay cả đến những con tuần lộc già cũng chạy nhanh hơn chú, những con chuột nhắt rừng lượn trước mũi chú…
Đọc kĩ văn bản
Áp dụng kiến thức trợ từ
a. Trợ từ “ngay” biểu thị ý nhấn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của nơi Sói Lam nằm so với địa điểm được lấy làm mốc là lối vào hang.
b. Trợ từ “ngay, cả, đến” biểu thị ý nhấn mạnh sự chậm chạp của sói Vụng Về.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK