Bài tập 2. Đọc từ câu “Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống!” đến câu “Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông”. trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng (SGK, tr. 12) và chọn phương án trả lời đúng:
Trong đoạn trích có câu “Hoài Văn không chịu được nữa.”. Lí do nào khiến Hoài Văn có tâm trạng như vậy?
A. Đường sá xa xôi, cưỡi ngựa đi lại suốt hai ngày, quá đói, quá mệt
B. Giặc Nguyên đã đến tận bờ cõi đất nước, tình hình nguy cấp
C. Bị quân Thánh Dực ngăn cản, không cho xuống gặp vua
D. Bức xúc vì chưa nói được điều nung nấu trong lòng
Đọc kĩ đoạn trích
D. Bức xúc vì chưa nói được điều nung nấu trong lòng
Câu văn nào sau đây tóm lược đúng về sự kiện được kế lại ở đoạn trích?
A. Do nóng lòng muốn tâu trình ý nguyên đánh giặc, Hoài Văn Hậu đã làm liều, xung đột với quân Thánh Dực để được gặp vua.
B. Quân Thánh Dực bực bội, ngăn cản quyết liệt hành động khinh thường phép nước của Hoài Văn Hầu.
C. Hoài Văn Hầu tự ái vì không được xuống bến Bình Than dự họp, đã tuốt gươm dọa quân Thánh Dực.
D. Hoài Văn Hầu biết mình thuộc hoàng tộc nên đã coi thường phép nước, vượt sự ngăn cản của quân Thánh Dực.
Đọc kĩ đoạn trích
A. Do nóng lòng muốn tâu trình ý nguyên đánh giặc, Hoài Văn Hậu đã làm liều, xung đột với quân Thánh Dực để được gặp vua.
Trong các câu văn sau, câu nào giúp ta hiểu và thông cảm với hành động gây náo loạn của Hoài Văn Hầu?
A. Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống.
B. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.
C. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
D. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng.
Đọc kĩ đoạn trích
B. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.
Những câu nào nêu ĐÚNG đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích?
A. Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
B. Đoạn trích kể về Trần Quốc Toản – một người anh hùng trẻ tuổi sống vào thời nhà Trần.
C. Trong đoạn trích có các nhân vật thời xưa (vua, các vương hầu, quân Thánh Dực,...).
D. Lời đối thoại giữa các nhân vật mang đặc điểm cách nói năng của người thời xưa.
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn về Truyện lịch sử và đoạn trích
B, C, D
Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Trong câu này, quân pháp vô thân là:
A. Một thành ngữ thuần Việt
B. Một cụm động từ có yếu tố Hán Việt
C. Một cụm tính từ có yếu tố Hán Việt
D. Một thành ngữ có yếu tố Hán Việt
Áp dụng kiến thức từ Hán Việt
Áp dụng kiến thức từ Hán Việt
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK