1. Sắm vai phóng viên phỏng vấn các bạn về những nội dung sau:
- Bạn đã làm gì để thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?
- Bạn đã sắp xếp và thực hiện công việc trong gia đình như thế nào?
2. Chia sẻ cảm xúc về những việc các bạn đã làm được
1. Thông qua những việc làm hàng ngày để đưa ra câu trả lời
2. Tự tin chia sẻ lại cảm xúc bản thân
1.
- Sử dụng điện tiết kiệm, khi dùng xong tắt nước, không tiêu tiền hoang phí vào những việc linh tinh, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
- Anh trai em và em đã phân công nhau nhau thực hiện việc nhà.
2. Sau khi làm được những việc thể hiện sự tiết kiệm ở gia đình và tự sắp xếp thực hiện công việc em cảm thấy vui vẻ, vinh dự và tự hào, phán khởi vì mình góp phần trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội
1. Thảo luận để xác định những việc cần làm nhằm thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
Gợi ý:
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Tận dụng nước vo gạo để tưới cây
Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết
2. Xác định cách sắp xếp công vệc gia đình hợp lí để thực hiện.
Gợi ý:
- Liệt kê những công việc phải làm trong tuần
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm
- Phân phối thời gian phù hợp cho từng công việc
1. Từ những việc làm của bản thân tahro luận và chia sẻ những cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
2. Biết cách sắp xếp và thực hiện công việc gia đình một cách hợp lí
1.
- Có thể tận dụng nguồn năng lượng từ tự nhiên (năng lượng mặt trời, gió,...)
- Tái chế, tái sử dụng túi vải, túi nhựa,..
- Lên kế hoạch trước khi mua sắm
- Có kế hoạch chi tiêu hợp lí,...
2.
- Liệt kê những công việc phải làm trong tuần: học làm bài tập, soạn bài các môn trước khi đến lớp, nấu ăn, dọn dẹp, tưới cây cho ông bà, bố mẹ, đón và trông em sau mỗi buổi học,...
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm: Việc quan trọng hơn: học tập, đón em, trông em, dọn dẹp, nấu ăn, tưới cây giúp đỡ mọi người trong gia đình,...
- Phân phối thời gian phù hợp cho từng công việc: Mỗi công việc sẽ dành thời gian khoảng bao lâu để thực hiện? Ví dụ: học tập dành khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút để thực hiện.
1. Xác định những công việc gia đình em cần phải làm
2.
Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc gia đình trong tuần
Gợi ý:
Công việc |
Thời gian thực hiện |
- Lau nhà cửa |
Hằng ngày |
- Sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, ngăn nắp |
Hằng ngày |
- Tổng vệ sinh nhà cửa |
Cuối tuần |
3. Chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch
1. Tự bản thân đưa ra được những việc cần làm cho gia đình
2. Tự bản thân xây dựng kế hoạch những việc cần phải làm trong gia đình.
3. Chia sẻ kế hoạch cho mọi người cùng góp ý thảo luận
1. Những công việc gia đình cần em phải làm như: Phơi, gấp quần áo, rửa bát, lau nhà, phụ mẹ trông em,...
2.
3. Hoàn thiện và chia sẻ kế hoạch cụ thể
Sắm vai nhân vật trong các tình huống thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
- Tình huống 1: Tuần trước, Nam mới được bố mẹ mua cho một hộp bút rất đẹp nhân dịp sinh nhật. Hôm nay, khi đi qua một cửa hàng văn phòng phẩm Nam thấy có một hộp bút rất ưng ý lại đang được giảm đến 50%. Nam băn khoăn không biết nên mua thêm hay không.
- Tình huống 2: Tiến thấy em gái cho nhiều bột xà phòng vào ngâm quần áo , sau đó lại cho nước chảy tràn vào chậu giặt để trôi hết bột xà phòng
Phân tích và thực hiện đóng vai để giải quyết các tình huống đưa ra.
- Tình huống 1: Theo em bạn Nam không nên mua thêm đồ nữa vì bạn mới được bố mẹ mua tặng hộp bút mới nếu mua thêm một hộp nữa bạn Nam cũng không sử dụng hết ngày được sẽ gây lãng phí.
- Tình huống 2: Tiến nên giải thích và cho em hiểu việc làm như vậy gây lãng phí nước và xà phòng có những nơi không có để dùng mà chúng ta lại sử dụng lãng phí. Đồng thời, Tiến nên hướng dẫn cho em cách sử dụng xà phòng và giặt đồ sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đó nếu dùng như vậy sẽ nhanh hết và chúng ta sẽ phải mua liên tục.
- Thay đổi thói quen chưa tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
- Ghi lại và chia sẻ những cảm xúc, kết quả thực hiện.
Vận dụng kiến thức để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống về những thói quen tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
- Những thói quen chưa tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình:
+ Vặn vòi quá lớn
+ Hay mua đồ kinh tinh trong khi không cần thiết.
+ Đi ra khỏi phòng chưa có thói quen tắt các thiết bị điện như quạt, đèn,...
- Sau 1 tháng thực hiện tiết kiệm cảm thấy tâm trạng mọi người vui vẻ hơn và tự thấy mình đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
- Hằng ngày thực hiện những việc làm và lời nói thể hiện sự quan tâm, an ủi, động viên, có trách nhiệm,... để người thân hài lòng.
Ví dụ:
+ Mẹ mệt à! Để con đấm lưng cho mẹ nhé!
+ Bà bị đau đầu ạ! Để cháu lấy huốc cho bà uống nhé!
- Thường xuyên thực hiện tiết kiệm điện, nước, thực phẩm, quần áo, đồ dùng trong sinh hoạt gia đình.
Ví dụ:
+ Tắt nước khi không sử dùng, tận dụng nước rửa rau để tưới cây,...
+ Tái chế các đồ dùng,...
- Thể hiện được sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
Ví dụ: Mọi người tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của nhau: Tôn trọng niềm đam mê, sở thích của con, không can thiệp quá nhiều vào sự riêng tư của mỗi người,..
- Thuyết phục được người thân trong gia đình ít nhất 1 lần
Ví dụ: Thuyết phục ông bà cùng với gia đình có một chuyến đi du lịch, tham quan vui vẻ, ý nghĩa.
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện công việc gia đình trong tuần hợp lí và hoàn thành công việc đó.
Ví dụ:
+ Thứ 2, 4, 6: rửa bát, gấp quần áo, dọn dẹp góc học tập,...
+ Thứ 3, 5, 7: đón em, trông em, lau nhà,...
+ Chủ nhật: tổng vệ sinh phòng và nhà của em,...
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK