Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Kết nối tri thức Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân Bài 3. Rèn luyện sự tự chủ trang 34, 35 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời...

Bài 3. Rèn luyện sự tự chủ trang 34, 35 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời...

Hướng dẫn giải bài 3. Rèn luyện sự tự chủ trang 34, 35 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức. Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội...

Câu hỏi:

Hoạt động 1

1. Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.

Gợi ý:

- Chủ động làm quen với bạn mới.

- Chủ động giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

- Cân nhắc trước khi chấp nhận lời mời kết bạn trên mạng xã hội.

2. Thảo luận để xác định biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.

Gợi ý:

- Biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống:

+ Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động chung.

+ Bình tĩnh suy nghĩ làm chủ cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ.

+ Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ.

+ Chủ động kết bạn.

- Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:

+ và trả lời bình luận theo hướng tích cực.

+ Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.

+ Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy

Hướng dẫn giải :

1. Nhớ lại và chia sẻ những việc làm của bản thân thể hiện sự tự chủ

2. Thảo luận và chia sẻ với bạn bè về biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống và trên mạng xã hội.

Lời giải chi tiết :

1.

- Khi thấy bạn Hoa bị đau chân không bước lên cầu thang được em đã chủ động đến để giúp bạn đi lên cầu thang lên lớp.

- Vào một ngày, em nhận được lời mời kết bạn facebook từ một người lạ, em không quen biết em đã từ chối luôn lời mời kết bạn đó.

- Vào năm học mới, em chủ động làm quen với các bạn trong lớp để tiện trao đổi về tình hình học tập.

2.

- Biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống:

+ Tự giác đi trực nhật lớp khi thấy lớp bẩn hoặc theo sự phân công

+ Bình tĩnh, không cáu giận khi bị bạn trêu.

+ Nếu bạn và bạn thân nhất cãi nhau, cả 2 phải bình tĩnh, xem xét lại vấn đề mâu thuẫn và tìm cách giải quyết.

+ Trong lớp có bạn mới chuyển đến, chủ động làm quen với bạn.

- Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:

+ Xác minh tất cả các thông tin trước khi chia sẻ nội dung trên facebook, zalo, tiktok,...

+ Xác minh những lời mời kết bạn từ người lạ.

+ Không bình luận hoặc trả lời bình luận không tích cực.


Câu hỏi:

Hoạt động 2

Sắm vai thực hành thể hiện sự tự chủ trong các tình huống sau:

- Tình huống 1: Lan mới tham gia câu lạc bộ Tiếng anh của trường. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Mai, Lan có thiện cảm và muỗn kết bạn với bạn ấy.

- Tình huống 2: Nhóm của Thắng đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của trường. Cả nhóm háo hức chụp ảnh thành quả đưa lên mạng xã hội của nhóm. Chỉ mấy phút sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng và khen ngợi của bạn bè. Tuy nhiên, vẫn có bạn bình luận rằng nhóm của Thắng may mắn, chứ sản phẩm của nhóm chưa phải là tốt nhất.

- Tình huống 3: Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Cường được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghẹ và phải tìm người dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Mai là bạn thân của Cường nhưng khả năng dẫn không tốt bằng bạn kia.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể.

Lời giải chi tiết :

- Tình huống 1: Lan nên chủ động kết bạn với bạn Mai và chia vai thực hành

- Tình huống 2: Chúng ta không nên quan tâm tới những bình luận tiêu cực vì họ có thể là do ghen tỵ với thành quả của chúng ta và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chúng ta cũng không thể bắt họ thích những gì ta làm được. Do đó chúng ta không cần để tâm quá nhiều vào những bình luận đó.

- Tình huống 3: Cường nên chọn bạn có khả năng dẫn chương trình tốt vì khi làm việc không thể chọn theo tình cảm, phải chọn người tốt nhất cho công việc, tránh làm ảnh hưởng tới công việc chung của toàn trường. Còn nếu Mai chủ động đề nghị chọn bạn ý thì Cường nên từ chối và động viên bạn cố gắng tốt hơn ở những lần sau.


Câu hỏi:

Hoạt động 3

- Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.

- Ghi lại kết quả và chia sẻ.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng và tự rèn luyện sự tự chủ của bản thân trong cuộc sống hàng ngày.

Lời giải chi tiết :

- Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội:

+ Khi tham gia mạng xã hội cần lịch sự, văn minh

+ Không quá mải mê với mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok...) mà ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

+ Chủ động làm quen, kết bạn với bạn bè.


Câu hỏi:

Đánh giá chủ đề 4

- Nhận ra ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp.

Ví dụ: Khi thấy quảng cáo hấp dẫn, giá rẻ, quyết định mua ngay, mua nhiều hơn số lượng cần khi thấy khuyến mại,....

- Lập được kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.

Ví dụ:

+ Ý tưởng kinh doanh.

+ Sản phẩm kinh doanh.

+ Người tham gia cùng kinh doanh.

+ Nguồn vốn, huy động vốn, phân bổ kinh phí.

+ Cách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm kinh doanh.

- Nêu được ít nhất 3 biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.

Ví dụ:

+ Chủ động làm quen, kết bạn với bạn mới trong lớp, hoặc người làm cho bạn án tượng

+ Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do nhà trường, lớp tổ chức

+ Chia sẻ, lan tỏa những yêu thương, những điều hay, ý nghĩa gtreen mạng xã hội,...

- Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và mạng xã hội.

Ví dụ: Hè này bạn em có rủ em tham gia câu lạc bộ sinh hoạt hè do đoàn phường tổ chức, em đã rất hào hứng và tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt hè mà đoàn phường tổ chức.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK