1. Nêu biểu hiện sống có trách nhiệm của mỗi nhân vật trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Dạo này, vì ham chơi điện tử nên kết quả làm bài kiểm tra của Nam vừa rồi rất kém. Nam cảm thấy vô cùng có lỗi với bố mẹ. Vì vậy. Nam quyết tâm không chơi điện tử nữa và dành nhiều thời gian hơn để ôn lại các kiến thức cũ.
- Tình huống 2: Các bạn trong nhím rủ Hạnh sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hạnh đang ốm, bố Hạnh đi làm xa. Vì vậy, Hạnh đã chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ.
- Tình huống 3: An được nhóm giao nhiệm vụ sưu tầm những bức hình về danh lam, thắng cảnh. An nhớ ra trên các tạp chí, báo hoặc các cuốn lịch thường có những hình ảnh phong cảnh đẹp. Vì vậy An đã tranh thủ thời gian rảnh rỗi đến nhà họ hàng, hàng xóm để xin những bức ảnh này. Cuối cùng, An đã sưu tầm được khá nhiều hình ảnh theo sự phân công.
2. Thảo luận về biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
Gợi ý:
- Trách nhiệm với bản thân:
- Trách nhiệm với mọi người xung quanh
- Trách nhiệm trong các hoạt động
1. Dựa vào các tình huống để nêu những biểu hiện sống có trách nhiệm.
2. Dựa vào các gợi ý và thảo luận với bạn để nêu các biểu hiện của người sống có trách nhiệm
1.
- Tình huống 1: Bạn Nam đã tự nhận ra lỗi lầm của bản thân, tự mình đặt ra mục tiêu phấn đấu vì học tập. Bạn ấy đã biết có trách nhiệm với bản thân mình và cả bố mẹ nữa.
- Tình huống 2: Bạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm với mẹ, chăm sóc, quan tâm tới mẹ, gia đình mình và cũng làm tròn trách nhiệm là một người bạn quan tâm tới bạn.
- Tình huống 3: Bạn An đã làm tròn trách nhiệm trong cộng việc, nhiệm vụ của mình được phân công, chủ động tìm kiếm hình ảnh để nhóm hoàn thiện bài.
2.
- Trách nhiệm đối với bản thân: trong học tập và sinh hoạt hàng ngày phải biết tự nỗ lực, chăm chỉ, tự giác hoàn thành mọi công việc.
- Trách nhiệm với mọi người xung quanh: ngoan ngoãn, hiếu thảo, luôn luôn có tinh thần giúp đỡ mọi người, biết quan tâm, hỏi han, chia sẻ và có trách nhiệm.
- Trách nhiệm với cộng đồng: thân thiện, cởi mở, hòa nhã, tích cực tham gia các phong trào, đoàn thể, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
Thảo luận để đưa ra cách thể hiện là người có trách nhiệm trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Cúc bị ốm nên phải nghỉ học 1 tuần. Khi quay lại lớp học, Cúc thấy sức học của mình yếu hẳn đi.
- Tình huống 2: Nam và Huy ở gần nhà nhau. Hôm trước, Nam được biết Huy chơi đá bóng, bị ngã vào đau chân nên không thể tự đạp xem đến trường được.
- Tình huống 3: Mai được phân công mang lọ hoa để trang trí lớp học trong buổi sơ kết thi đua. Nhưng đúng buổi sáng hôm đó, Mai lại bị sốt, không thể đến lớp được.
Dựa vào các tình huống và thảo luận để đưa ra cách thể hiện là người có trách nhiệm.
- Tình huống 1:
+ Là bạn của Cúc thì em nên hướng dẫn và đưa bài vở để Cúc xem lại và ghi chép đầy đủ bài.
+ Bản thân Cúc sẽ có trách nhiệm đối với sức khỏe và việc học tập của bản thân. Cố gắng xem lại bài và ghi chép bài thật dầy đủ để theo kịp các bạn trong lớp.
- Tình huống 2: Nam nên đón Huy để đưa bạn tới trường vì chúng ta là bạn thân và nên giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Tình huống 3: Mai có trách nhiệm thông báo với GVCN hoặc bạn lớp trưởng về tình hình sức khỏe của bản thân và có thể nhờ một bạn ở gần nhà mình đi qua mang lọ hoa đến lớp giúp mình.
Lập kế hoạch thực hiện cam kết
Gợi ý:
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK