Trang chủ Lớp 8 SGK Công nghệ 8 - Kết nối tri thức Chương 4. Kĩ thuật điện Bài 17. Ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện trang 86, 87, 88, 89, 90 Công nghệ 8 Kết nối tri thức: Quan sát Hình 17.1 và cho biết người làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện cần...

Bài 17. Ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện trang 86, 87, 88, 89, 90 Công nghệ 8 Kết nối tri thức: Quan sát Hình 17.1 và cho biết người làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện cần...

Trả lời bài 17. Ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện trang 86, 87, 88, 89, 90 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Quan sát Hình 17.1 và cho biết người làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện cần có những đặc điểm gì?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 86 Khởi động

Quan sát Hình 17.1 và cho biết người làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện cần có những đặc điểm gì?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết bản thân để nêu đặc điểm của nghề lắp đặt và sửa chữa điện.

Lời giải chi tiết :

Người làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện cần có những đặc điểm:

- Bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị. Có thể bao gồm những việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện như máy phát điện 1 pha, sửa chữa mạch điện tự động chạy trong các thiết bị, máy móc,…

- Thực hiện những công việc vận hành động cơ, không đồng bộ 3 pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho các động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.

- Tiến hành sửa chữa những đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lập các công tắc và bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn. Xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm điện. Phục vụ mọi người lắp đặt các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại các ngõ, ngách, theo yêu cầu,…

- Sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình như: tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp, quạt điện, đèn, bình nước nóng,…

- Phục vụ và chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển, cảnh báo. Tiến hành lắp đặt các mạch điện và đường dây để nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa cửa,…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 87 Khám phá

Hãy chỉ ra trong những nghề dưới đây, nghề nào thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện?

Kĩ sư môi trường

Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện

Kỹ thuật viên siêu âm

Thợ kim hoàn

Kiểm soát viên không lưu

Kĩ sư luyện kim

Kỹ thuật viên kết cấu

Kĩ sư điện

Kỹ thuật viên máy tự động

Thợ lắp ráp và thợ nối cáp

Kĩ sư máy tính

Kỹ thuật viên kỹ thuật điện

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân để xác định các nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.

Lời giải chi tiết :

- Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện

- Kĩ sư điện

- Thợ lắp ráp và thợ nối cáp

- Kỹ thuật viên kỹ thuật điện


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 87 Khám phá

So sánh sự khác nhau về đặc điểm của một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong Bảng 17.1.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng 17.1 để nêu sự khác nhau giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

So sánh sự khác nhau về đặc điểm của 2 nghề: Kĩ sư điện và kỹ thuật viên kỹ thuật điện

- Kĩ sư điện: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống kỹ thuật điện

- Kỹ thuật viên kỹ thuật điện: thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kỹ thuật điện và thiết kế


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 87 Khám phá

Nêu một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật điện.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung bài học để nêu các yêu cầu đối với người lao động thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện

Lời giải chi tiết :

Một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật điện:

- Phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm, đam mê kỹ thuật, yêu thích công việc, ...

- Năng lực: có kiến thức chuyên môn, sức khoẻ, có khả năng làm việc cả độc lập và nhóm, các kĩ năng (phân tích, tư duy sáng tạo, ...), ...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 88

Với mỗi yêu cầu của nghề ở cột bên trái, hãy xác định nội dung mô tả yêu cầu tương ứng ở cột bên phải trong Bảng 17.3.

Bảng 17.3 Mô tả một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật điện

Tên yêu cầu

Nội dung mô tả yêu cầu

A. Kiến thức chuyên môn

1. Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp

B. Kĩ năng cập nhập kiến thức chuyên môn

2. Có khả năng linh hoạt, nhạy bén phát hiện và chủ động xử lí, giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống điện, các thiết bị điện.

C. Kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu

3. Có thể đưa ra một số giải pháp, đề xuất phương án sáng tạo đổi mới, nhằm cải thiện hệ thống, quy trình sử dụng điện và các thiết bị điện

D. Kĩ năng tư duy sáng tạo

4. Có thể tiếp thu, cập nhật những kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc

E. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Có thể thiết lập, xây dựng, dự trù kế hoạch cải thiện, đổi mới hệ thống điện, thiết bị điện dựa trên việc phân tích và tổng hợp các số liệu liện quan.

G. Kĩ năng tổ chức quản lí công việc

6. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến kỹ thuật điện, điện tử.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học để nối các nội dung cho phù hợp

Lời giải chi tiết :

A - 6

B - 4

C - 5

D - 3

E - 2

G – 1


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Khám phá

Từ Bảng 17.4, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân đáp ứng với ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện, cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng 17.4 để tìm ra các sở thích và khả năng của bản thân

Lời giải chi tiết :

Khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện, cần tìm hiểu những sở thích và khả năng:

- Sở thích:

+ Về nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện

+ Về những nhiệm vụ của những nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.

- Khả năng:

+ Về khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn với nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện

+ Về những kĩ năng cần thiết đối với nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 89 Luyện tập

Dựa vào một số gợi ý trong Bảng 17.5 dưới đây, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện.

Bảng 17.5. Một số gợi ý cụ thể để tìm hiểu về sở thích, khả năng của bản thân phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện

Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện

Không

Sở thích

Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến kỹ thuật điện không?

Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện không?

Sở thích

Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng điện trong gia đình không?

Có thấy các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển là hữu ích hay không?

Có hứng thú khi tham gia các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển không?

Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của mạch điện, mạch điện điều khiển không?

Khả năng

Có sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách và an toàn không?

Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến mạch điện, mạch điện điều khiển không?

Có lắp đặt được các mạch điện điều khiển đúng cách và an toàn không?

Có phân tích được mô đun cảm biến và mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến không?

Có đề xuất được phương án mới để ứng dụng cho các mạch điện sử dụng mô đun cảm biến trong gia đình mình không?

Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào bảng 17.5 để xác định các sở thích của bản thân.

Nội dung nào là sở thích của bản thân thì đánh dấu vào có, nội dung nào không là sở thích của bản thân đánh dấu không

Lời giải chi tiết :

Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện

Không

Sở thích

Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến kỹ thuật điện không?

×

Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện không?

×

Sở thích

Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng điện trong gia đình không?

×

Có thấy các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển là hữu ích hay không?

×

Có hứng thú khi tham gia các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển không?

×

Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của mạch điện, mạch điện điều khiển không?

×

Khả năng

Có sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách và an toàn không?

×

Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến mạch điện, mạch điện điều khiển không?

×

Có lắp đặt được các mạch điện điều khiển đúng cách và an toàn không?

×

Có phân tích được mô đun cảm biến và mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến không?

×

Có đề xuất được phương án mới để ứng dụng cho các mạch điện sử dụng mô đun cảm biến trong gia đình mình không?

×

Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không?

×


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 90

Hãy tìm hiểu về công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện ở khu vực nơi em sống và phân tích về sự phù hợp của bản thân đối với công việc đó.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học để nêu sự phù hợp của bản thân

Lời giải chi tiết :

- Công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện ở khu vực nơi em sống là thợ kiểm tra đồng hồ điện. Theo định kì, cuối tháng thợ kiểm tra đồng hồ sẽ đi chốt số điện năng tiêu thụ của từng gia đình, sau đó ghi chép và làm phiếu thu tiền điện tháng đó.

- Bản thân em thấy mình không phù hợp với công việc đó.

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK