Quan sát Hình 9.1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?
Quan sát hình 9.1 để mô tả người công nhân đang làm công việc gì?
Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính
Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kỹ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất
Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
Kĩ sư cơ khí; kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí; thợ luyện kim loại; kỹ thuật viên máy tự động; thợ hàn; kỹ thuật viên công nghiệp; kỹ thuật viên máy của tàu thuỷ; thợ cơ khí và sửa chữa máy móc; thợ lắp đặt máy móc, thiết bị; kĩ sư luyện kim; kĩ sư cơ học; kỹ thuật viên cơ khí hàng không.
Xác định các công việc trong lĩnh vực cơ khí.
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
- Kĩ sư cơ khí
- Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí
- Kỹ thuật viên máy tự động
- Kỹ thuật viên máy tàu thuỷ
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- Thợ lắp đặt máy móc
- Kỹ thuật viên cơ khí hàng không
Từ bảng 9.1, em hãy tóm tắt các đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí.
Liên hệ kiến thức thực tế
- Kĩ sư cơ khí: là những người thiết kế, chế tại máy móc trong lĩnh vực máy bay, ô tô, điều hòa, hệ thống nhiệt, robot,…
- Thợ cơ khí là người lắp dặt, thay thế, phục hồi hoặc sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.
Hãy đọc nội dung trên và tóm tắt các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Đọc nội dung và xác định các yêu cầu của người làm nghề cơ khí.
Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:
- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
- Biết đọc bản vẽ và phân tích kỹ thuật
- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này
- Có sức khoẻ, đam mê với công việc
Với mỗi ngành nghề ở cột bên trái, hãy xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải trong Bảng 9.2.
Đọc các yêu cầu để ghép với các ngành nghề cho phù hợp.
- Kĩ sư cơ khí: 1, 2, 3, 4, 7, 8
- Kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí: 1, 3, 6, 7
- Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc: 1, 2, 5, 7
Dựa vào Bảng 9.3, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?
Học sinh dựa vào bản thân mình để xem xét sự phù hợp với các ngành nghề.
- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề
- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.
Dựa vào một số gợi ý ở Bảng 9.4, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Dựa vào bản thân học sinh để chọn những sở thích, khả năng phù hợp với bản thân
Em hãy lựa chọn và tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí. Sau đó tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
Qua việc tìm hiểu các yêu cầu của một số ngành nghề cơ khí hãy đưa ra sự phù hợp cho bản thân học sinh
Ngành kĩ sư cơ khí
Yêu cầu:
- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngahf nghề cơ khí.
- Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy moc thiết bị cơ khí.
- Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí.
- Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ cơ khí.
- Có kĩ năng cập nhập kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí.
Đối với bản thân:
- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề
- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.
Bản thân phù hợp với ngành kĩ sư cơ khí
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK