Xử lý tình huống:
a) Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh K (15 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Anh không biết mình có thể làm được việc gì và kiếm được việc làm từ đâu cho phù hợp.
Nếu là bạn của anh K, em sẽ khuyên anh như thế nào?
b) Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.
Nếu là bạn N, em sẽ nói gì với bạn H?
c) Chị P (18 tuổi) xin vào làm thêm tại xưởng bánh kẹo của ông D với công việc chính là phân loại, đóng gói các loại bánh kẹo. Ông D trao đổi: chị sẽ đến xưởng làm việc 2,5 giờ/ngày, mỗi giờ ông sẽ trả cho chị 30 000 đồng, thời gian làm việc là 6 tháng và có thể gia hạn thêm nếu chị làm việc tốt. Chị P thấy thoả thuận bằng miệng không đảm bảo nên muốn lập một bản hợp đồng lao động để giao kết rõ ràng với ông D.
Nếu là bạn của chị P, em sẽ khuyên chị nên lập hợp đồng lao động với nội dung như thế nào?
- Xử lý tình huống a)
Nếu là bạn của anh K, em sẽ khuyên anh K:
+ Tìm hiểu về danh mục một số công việc mà người lao động chưa thành niên được phép tham gia (quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
+ Đến trung tâm giới thiệu việc làm để nhờ sự trợ giúp, tư vấn.
- Xử lý tình huống b)
Nếu là N, em sẽ:
+ Giải thích để bạn H hiểu: lao động là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân trong đó có học sinh.
+ Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những việc làm phù hợp với lứa tuổi, như: dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản, rửa bát, chăm sóc em,…
- Xử lý tình huống c)
Nếu là bạn của chị P, em sẽ khuyên chị nên lập hợp đồng lao động với nội dung quy định rõ:
+ Địa điểm và thời gian làm việc.
+ Mức lương và các quyền lợi khác chị P được hưởng.
+ Những nội quy lao động, kỉ luật lao động của công ty (nếu có).
+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK