a) Em hãy nêu các bước và những điều cần chú ý khi lập kế hoạch chi tiêu.
b) Hãy lập một kế hoạch chi tiêu cho bản thân và chia sẻ cách lập kế hoạch đó.
a. Các bước lập kế hoạch chi tiêu:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
+ Bước 2: Xác định các khoản cần chi.
+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
- Những lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu:
+ Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng.
+ Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân.
+ Cần thiết lập những nguyên tắc chi - tiêu đúng đắn, khoa học và phù hợp.
+ Cần hình thành và rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí.
+ Thái độ quyết tâm, nghiêm túc khi thực hiện kế hoạch.
b. Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.
Các bước lập kế hoạch:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có
+ Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.
+ Thời gian thực hiện: 1 tháng
+ Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (500.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng)
Bước 2: Xác định các khoản cần chi
+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,...
+ Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…
+ Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,....
+ Tiết kiệm dự phòng....
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi
+ Chi tiêu thiết yếu: 65% (khoảng 357.500 đồng)
+ Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (khoảng 82.500 đồng).
+ Chi phí phát sinh: 10% (khoảng 55.000 đồng)
+ Tiết kiệm dự phòng: 10% (khoảng 55.000 đồng)
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK