1. Quan sát lược đồ hình 18. 4, nếu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
2. Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Xem lại kiến thức mục 1b
1. Nhận xét
- Phong trào diễn ra sôi nổi, địa bàn rộng lớn
- Chủ yếu ở Bắc và Trung Kì
2.Giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
Tên cuộc khởi nghĩa/ Nội dung |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) |
Lãnh đạo |
Nguyễn Thiện Thuật |
Phan Đình Phùng, Cao Thắng |
Phạm Bành và Đinh Công Tráng |
Căn cứ, địa bàn |
vùng Bãi Sậy |
- Căn cứ chính: huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). - Địa bàn: các huyện miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. |
- Căn cứ chính: huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê |
Diễn biến chính |
Xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch |
- Từ năm 1885 đến năm 1888, là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. - Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt |
- Xây dựng thành pháo đài chống giặc. - Gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia. |
Kết quả, ý nghĩa |
Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập. Đến cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại. |
- Thực dân Pháp phải tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô - Khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã. Tuy thất bại |
Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã. |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK