Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?
Xem lại kiến thức trong mục 2
* Hoạt động của Phan Bội Châu
- Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập”.
- Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân, mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập
- Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
- Hội Duy tân đã phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập\
- Đến năm 1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản phong trào tan rã.
- Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”
- Đầu năm 1913, Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu số và tay sai, nhưng thất bại. Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông, hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.
* Hoạt động của Phan Châu Trinh
- Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
+ Mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới
+ Tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đã phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham...
- Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK