Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Chương 7. Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 - Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên...

Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 - Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên...

Gợi ý giải bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917. Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên, em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp...

Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 88 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 8 KNTT

1. Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên, em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân PhápCâu hỏi

2. Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu, kiến thức trong mục 1

Lời giải chi tiết :

1. Tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

- Người lao động phải làm việc trong các hầm mỏ, điều kiện làm việc tồi tàn

- Bị áp bức, đặc biệt là người nông dân.

- Làm mọi công việc nặng nhọc, chịu mọi thứ lao dịch,…mất mùa, đói kém

- Bị thực dân cai trị, phong kiến, nhà thờ áp bức

2. Nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Về chính trị: Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Về kinh tế: Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. Kinh tế Việt Nam vì thế vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

- Về văn hoá, xã hội:

+ Văn hoá phương Tây du nhập ngày càng mạnh (lối sống, trình độ học thức và tư duy). Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

+ Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi: Chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sống nghèo khổ; xuất hiện tầng lớp mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên); số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2 1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 89 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 8 KNTT

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XXCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức trong mục 2

Lời giải chi tiết :

* Hoạt động của Phan Bội Châu

- Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập”.

- Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân, mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập

- Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

- Hội Duy tân đã phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập\

- Đến năm 1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản phong trào tan rã.

- Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”

- Đầu năm 1913, Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu số và tay sai, nhưng thất bại. Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông, hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

* Hoạt động của Phan Châu Trinh

- Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”

+ Mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới

+ Tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đã phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham...

- Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 3 1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 90 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 8 KNTT

Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bốiCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức trong mục 3

Lời giải chi tiết :

* Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

- Ngày 5 – 6 – 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây và sau đó qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, đã làm nhiều nghề để kiếm sống, tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đếntư tưởng của Nguyễn Tất Thành. Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

* Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối vì

- Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành mặc dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 90 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 8 KNTT

1. Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

image

2. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhauCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức trong mục 1,2

Lời giải chi tiết :

1.

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp

- Phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

Văn hóa, giáo dục

- Văn hoá phương Tây du nhập ngày càng mạnh (lối sống, trình độ học thức và tư duy). Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi: Chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sống nghèo khổ; xuất hiện tầng lớp mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên); số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.

2. Điểm giống và khác nhau của chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

* Giống nhau

- Động cơ cứu nước: chung mục đích cứu nước, giải phóng dân tộc. Chịu sự chi phối của hệ tư tưởng tư sản.

- Mục tiêu đấu tranh: đoàn kết đánh đổ thực dân Pháp và tay sai PK, khôi phục độc lập) phát triển trên con đường TBCN.

- Chủ trương dựa vào nước ngoài để học tập, làm cách mạng...

* Khác nhau

- Phan Bội Châu:

+ Dựa vào Nhật để đánh Pháp

+ Thực hiện bạo động vũ trang

+ Thành lập Hội Duy tân, phong trào Đông Du,…

- Phan Châu Trinh

+ Theo hướng cải cách

+ Cải cách trong nước trước rồi mới chống Pháp


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 90 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 8 KNTT

Sưu tầm tư liệu (câu chuyện, hình ảnh hoặc con tem, bài thơ, bài hát, câu nói,...)và viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 – 10 câu) về một trong ba nhânvật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đóCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết :

* Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc

- Con tem in hình Bác nhân kỉ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911 – 2011)

image

- Câu chuyện “Đôi Bàn Tay”,…

- Bài thơ: “Người đi tìm hình của nước: - Chế Lan Viên,...

*Bài học lịch sử từ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1917)

- Lòng yêu nước, thương dân

- Nhìn nhận vấn đề một cách mới mẻ, thực tế

- Không ngại gian khó, sẵn sàng đứng lên để giành độc lập, bảo vệ tổ quốc

- Nghiên cứu thực tiễn, nắm bắt rõ thế sự để có hướng đi đúng đắn

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK