Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX và viết bài giới thiệu (khoảng 200 chữ) về thành tựu đó
Sưu tầm tư liệu
Gợi ý
Giêm Ha-gri-vơ được ghi nhận là người đã sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni vào năm 1764. Vì vợ ông làm nghề thợ dệt nên ông đã thuê một máy dệt và máy xe sợi của chủ xưởng dệt để vợ có thể vừa ở nhà trông con mà vẫn dệt được vải. Loại máy mà vợ ông cũng như thợ dệt ở Anh vẫn sử dụng máy kéo sợi loại cũ có duy nhất một cọc suốt. Hiệu suất của loại máy là rất thấp, sợi vải thành phẩm thô và có độ bền kém. Ha-gri-vơ đã cải tiến loại máy kéo bằng cách lắp đặt thêm các cọc suốt. Nhờ sáng tạo này mà ông đã giúp được người vợ của mình hoàn thành sản lượng mà chủ xưởng dệt yêu cầu. Ông đã đặt tên chiếc máy cải tiến là Gien-ni, tên con gái của ông. Phát minh máy kéo sợi Gien-ni của Ha-gri-vơ đã giải quyết được khó khăn của ngành dệt, góp phần đưa ngành công nghiệp này của nước Anh tiến vọt. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp tám lần. Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải một cách dễ dàng hơn.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK