Vì sao những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng raCâu hỏi
Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet.
Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra là do khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Chuẩn bị:
Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.
Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa.
Một số mẩu giấy vụn.
Tiến hành:
Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra khôngCâu hỏi
Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng.
Làm thí nghiệm tương tự, thay dũa nhựa bằng đũa thuỷ tỉnh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.
Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
Vận dụng kiến thức đã học.
- Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy không có hiện tượng gì xảy ra.
- Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn thấy mẩu giấy bị hút.
- Làm thí nghiệm tương tự, thay dũa nhựa bằng đũa thuỷ tỉnh được cọ xát vào mảnh vải lụa thấy mẩu giấy bị hút.
⮚ Nhận xét: Chiếc đũa sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy, mảnh lụa)
1. Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét gìCâu hỏi Điện tích trên đũa thuỷ tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa khôngCâu hỏi
2. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nàoCâu hỏi
3. Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.
Vận dụng kiến thức đã học.
1. Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét khi đưa đũa nhựa lại gần thì 2 chiếc đũa sẽ đầy nhau ra xa, còn khi đưa đũa thuỷ tinh lại gần thì lại hút chiếc đũa nhựa.
Điện tích trên đũa thuỷ tinh không cùng loại với điện tích trên đũa nhựa.
2. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nàoCâu hỏi
Hai điện tích cùng loại sẽ đẩy nhau, hai điện tích khác loại sẽ hút nhau.
1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nàoCâu hỏi Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử.
2. Electron trong nguyên tử có thế dịch chuyển như thế nàoCâu hỏi
Vận dụng kiến thức đã học.
1. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân có hạt proton mang điện tích dương, hạt neutron không mang điện
- Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Hình mô tả cấu tạo nguyên tử
2. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.
1. Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.
2. Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vàoCâu hỏi
Vận dụng kiến thức đã học.
1.Cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát, cánh quạt lúc này sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt.
2. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải lại nên ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK