Câu hỏi mở đầu: Muối có tính chất hoá học nào và được điều chế như thế nàoCâu hỏi |
Lời giải:
- Một số tính chất hoá học của muối:
+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại;
+ Muối tác dụng với dung dịch acid;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.
- Muối có thể được điều chế bằng một số phương pháp như:
+ Dung dịch acid tác dụng với base;
+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base;
+ Dung dịch acid tác dụng với muối;
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base;
Câu hỏi 1: Quan sát bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu: 1. Nhận xét sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là gìCâu hỏi 2. Nhận xét cách gọi tên muối. |
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 11.1 theo dõi để trả lời câu hỏi
1. Công thức phân tử của acid và phân tử muối khác nhau là phân tử acid gồm các nguyên tử H liên kết với anion gốc acid còn phân tử muối nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Đặc điểm chung của các phản ứng trong bảng 11.1 là có acid là chất tham gia, sản phẩm tạo thành là muối.
2. Cách gọi tên muối: Tên kim loại (Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + Tên gốc acid
Câu hỏi: 1. Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogen sulfate, sodium hydrogen carbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogen phosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate. 2. Gọi tên các muỗi sau: AlCl3, KCI, Al2(SO4)3, MgSO4, NH4NO3, NaHCO3. 3. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4. |
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của muối và cấu tạo của muối, tính chất hoá học của muối, và cách gọi tên của muối
Lời giải:
1. Công thức của các muối sau:
potassium sulfate: K2SO4.
sodium hydrogensulfate:NaHSO4
sodium hydrogen carbonate: NaHCO3
sodium chloride: NaCl
sodium nitrate: NaNO3
calcium hydrogen phosphate: CaHPO4
magnesium sulfate: MgSO4
copper(II) sulfate: CuSO4
2. Gọi tên các muối sau:
AlCl3: Aluminum chloride
KCl: Potassium Chloride
Al2(SO4)3: Aluminum sulfate
MgSO4: Magnesium sulfate
NH4NO3: Ammonium nitrate NaHCO3: Sodium hydrogen carbonate
3. PTHH: 2KCl + MgSO4 → K2SO4 + MgCl2
Câu hỏi : Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu: 1. Viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng xảy ra. 2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối. |
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm ở hình 11.1 để trả lời câu hỏi
Lời giải:
1. PTHH:
(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xám Iron (Fe) bị 1 lớp đồng đỏ phủ lên bề mặt.
(2) BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch.
(3) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.
(4) CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh lam không tan trong dung dịch.
2. Kết luận:
Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Muối + acid → muối mới + acid mới
Muối + muối → 2 muối mới
Muối + base → muối mới + base mới
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa (không tan)
Câu hỏi: Trong dung dịch giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứngCâu hỏi Viết phương trình hóa học của các phản ứng đó.
Dựa vào tính chất hoá học của muối để trả lời câu hỏi
PTHH
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3(↓)
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4(↓)
Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O
Câu hỏi : Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào tính chất hoá học của acid, base, muối và sơ đồ hình 11.2 biểu diễn mối liên hệ về tính chất hoá học của các hợp chất
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK