Câu 7 (trang 39, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ.
Đọc toàn bài thơ, đặc biệt chú ý đến hình ảnh cuối bài để phân tích
Cách 1
“Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: “suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật.”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” - biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” - biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập Đầu súng trăng treo.
Tham khảo 1:
- Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya
- Là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa:
+ “Súng” - biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt.
+ “Trăng” - biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
=> Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng.
Tham khảo 2:
Hình ảnh “đầu súng trăng treo”, vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp, tổ quốc yên bình, tuy nhiên súng cũng là sự chết chóc, sự tàn khốc. Còn trăng tượng trưng cho cái đẹp, nét đẹp dịu dàng, nên thơ của cuộc sống thanh bình.
Tham khảo 3:
Hình ảnh đầu súng trăng treo, vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, súng là sự chết chóc là sự tàn khốc, còn trăng tượng trưng cho cái đẹp của cuộc sống yên bình.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK