Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Bài 7. Tin yêu và ước vọng Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức: Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em...

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức: Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em...

Hướng dẫn giải soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau...Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em

Câu hỏi:

Câu 1

BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau:

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu

(Chính Hữu, Đồng chí)

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(Chính Hữu, Đồng chí)

Hướng dẫn giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết và khái niệm về các biện pháp tu từ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

a. Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”

=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ

- Hoán dụ: súng, đầu.

=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.

b. Biện pháp tu từ:

- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.

- Nhân hóa: “nhớ”

=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.


Câu hỏi:

Câu 2

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa và vốn từ vựng để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp,...

=> Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa khác vì trong văn cảnh này, chỉ có từ “đôi” mới thể hiện rõ tình cảm keo sơn gắn bó giữa những người đồng chí, đồng đội.


Câu hỏi:

Câu 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Quê hương anh nước mặt đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

(Chính Hữu, Đồng chí)

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.

Hướng dẫn giải :

Giải nghĩa của từ ngữ để tìm ra nét chung giữa hai cụm từ in đậm. Từ đó, nêu lên giá trị của chúng đối với việc thể hiện cảm xúc bài thơ.

Lời giải chi tiết :

a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chuađất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.

b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.


Câu hỏi:

Câu 4

Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào định nghĩa về từ láy để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.

=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: thể hiện sự trống trải và khó khăn của một gia đình thiếu vắng đi trụ cột.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK