Câu 4 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Cách 1
Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Tham khảo 1:
- Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần
- Hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp: mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…
=> Tác dụng: vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng.
Tham khảo 2:
- Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần. Đó là hình ảnh quen thuộc của bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không còn chỉ là lửa củi mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.
- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !”: một hình ảnh rất giản dị nhưng đã ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.
Tham khảo 3:
Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.
- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK