Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?
Liệt kê các hiện tượng thực tế được nhắc đến.
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:
STT |
Nhóm các hiện tượng trong thực tế |
Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 |
Những tội ác của quân giặc: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường → coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyền của đất nước ta. - Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại → coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước - Cậy quyền cậy thế để vơ vét của cải của đất nước ta → hành vi của kẻ cướp |
Căm thù giặc |
2 |
Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng: - Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình → trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo - Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng → có ơn với các tì tướng - Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng → có tình, có nghĩa với các tì tướng |
Muốn báo đáp công ơn của chủ tướng khi chủ tướng cần đến mình |
3 |
Những việc làm của các tì tướng: - Làm tì tướng như “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn” → chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) của tì tướng với chủ tướng, của một người dân với đất nước - Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù → vô cảm, không biết giữ thể diện, thiếu dũng khí - Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé → chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) với đất nước, với cộng đồng, tầm nhìn hạn hẹp |
Hổ thẹn, muốn sửa chữa những điều bản thân chưa làm đúng |
Tham khảo 1:
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói…
Tham khảo 2:
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:
- Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
- Nhớ câu “đặt mồi lửa dưới đống củi” là nguy cơ.
- Lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.
Tham khảo 3:
- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo.”
- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó
- Giọng văn mỉa mai, châm biếm
→ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ
Nỗi lòng chủ tướng
- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”
- Nghệ thuật:
+ Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy
+ Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:
Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
+ Giọng văn thống thiết, tình cảm
→ Tác dụng:
+ Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng
+ Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK