Câu hỏi (trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trước những vấn đề của cuộc sống, không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy, chúng ta cần biết tổ chức thảo luận. Việc thảo luận đòi hỏi chúng ta phải nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, trình bày lại được các nội dung đó để hiểu sâu hơn về vấn đề và nâng cao khả năng nói. Cũng qua thảo luận, ta thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước, từ đó biết hành động một cách đúng đắn.
Từng thành viên nêu lên góc nhìn của mình để trao đổi và thống nhất chọn một vấn đề phù hợp, được nhiều người quan tâm để cùng thảo luận.
TRƯỚC KHI THẢO LUẬN
Câu hỏi 1. Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước?
Học sinh cần quan tâm những vấn đề của đất nước
Câu hỏi 2. Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông?
- Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,...
- Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..
- Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.
Câu hỏi 3. Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc?
- Tôn trọng những nét đẹp truyền thống văn hóa mà ông cha ta để lại: những món ăn dân tộc, áo dài truyền thống,...
- Bảo vệ di sản văn hóa: giữ gìn sạch đẹp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; không lạm dụng tiếng nước ngoài, những từ ngữ khó hiểu,...
- Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, không sử dụng những lời nói tục.
- Yêu quý, tựhào chính ngôn ngữ của dân tộc mình.
ĐÁNH GIÁ
Sau khi thảo luận, cả lớp cần tập trung trao đổi về một số khía cạnh:
Câu hỏi 1. Vấn đề đời sống được thảo luận thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân?
Câu hỏi 2. Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào?
Câu hỏi 3. Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào. có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không?
Câu hỏi 4. Người điều hành và thư ký đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa?
Bài tham khảo:
Trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là ……… học sinh lớp ……. trường ……..
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.
Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.
Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.
Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ – tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.
Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK