Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học Bài 5. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất trang 21, 22 Vở thực thành khoa học tự nhiên 7: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng các hợp chất?...

Bài 5. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất trang 21, 22 Vở thực thành khoa học tự nhiên 7: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng các hợp chất?...

Sử dụng hình vẽ 5.1 SGK Khoa học tự nhiên 7. Gợi ý giải Câu hỏi trang 21: 5.1, 5.2; Câu hỏi trang 22: 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7 - Bài 5. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất trang 21, 22 Vở thực thành khoa học tự nhiên 7 - Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học. Dựa vào thành phần nguyên tố em hãy phân loại các chất trên thành 2 loại: chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học và chất được tạo từ 2 nguyên tố hoá học...Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng các hợp chất? Giải thích

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 5.1

Quan sát mô hình trong hình 5.1 SGK KHTN 7. Dựa vào thành phần nguyên tố em hãy phân loại các chất trên thành 2 loại: chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học và chất được tạo từ 2 nguyên tố hoá học.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng hình vẽ 5.1 SGK KHTN 7.

image

Lời giải chi tiết :

Chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học: đồng, khí oxygen, khí hiếm heli.

Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học: khí carbon dioxide, muối ăn


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 5.2

Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong hình 5.2 SGK KHTN 7 là ví dụ về ứng dụng của Đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của Đồng, hydrogen và carbon mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Đọc tài liệu SGK, báo chí, Kiến thức thực tiễn

Lời giải chi tiết :

Đồng: lõi dây điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, đồ trang trí nội thất bằng đồng, …

Hydrogen: làm nhiên liệu cho động cơ xe, tên lửa, bơm khinh khí cầu, bóng thám không; dùng trong đèn xì oxygen - hydrogen, là nguyên liệu sản xuất NH3, HCl và nhiều hợp chất hữu cơ, …

Carbon: chế tạo ruột bút chì, điện cực, đồ trang sức, mũi khoan kim cương, than đốt, …


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 5.3

Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.

Hướng dẫn giải :

Đọc tài liệu Sgk, báo chí..

Lời giải chi tiết :

Sự khác biệt

Đơn chất oxygen

Hợp chất carbon dioxide

Thành phần nguyên tố

O

O và C

Vai trò đối với sự sống và sự cháy

Duy trì sự sống và sự cháy

Không duy tri sự sống và sự cháy


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 5.4

Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng các hợp chất? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Quan sát một số đơn chất và hợp chất đã biết

Lời giải chi tiết :

Số lượng của các đơn chất ít hơn số lượng của các hợp chất

Vì các đơn chất trong tự nhiên thường phản ứng hóa học với nhau tạo thành hợp chất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 5.5

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong hình 5.3a và hình 5.3b SGK KHTN 7

Hướng dẫn giải :

image

Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1 amu

Khối lượng 1e = 0,0005 amu

Lời giải chi tiết :

- Khối lượng phân tử của nitrogen bằng: 2.14 = 28 (amu).

- Khối lượng phân tử của methane bằng: 12 + 4.1 = 16 (amu)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 5.6

Hãy kể tên hai nguyên tố hoá học có từ 2 dạng đơn chất trở lên

Hướng dẫn giải :

Kiến thức từ báo chí, SGK..

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố oxygen (O) có các dạng đơn chất: oxygen (O2) và ozone (O3).

- Nguyên tố carbon (C) có nhiều dạng đơn chất như: kim cương, than chì


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 5.7

Hợp chất nước gồm có 2 nguyên tố hydrogen và oxygen. Em hãy kể một số tính chất của nước và tính chất của 2 đơn chất hydrogen và oxygen

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tài liệu SGK, báo chí..

Lời giải chi tiết :

- Một số tính chất của nước: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC.

- Một số tính chất của oxygen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hóa lỏng ở -183oC.

- Một số tính chất của hydrogen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK