Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 10. Trang sách và cuộc sống Bài tập Thực hành viết trang 75 vở thực hành ngữ văn 7: Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ: :...

Bài tập Thực hành viết trang 75 vở thực hành ngữ văn 7: Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ: :...

Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Trả lời Bài tập 1, 2 - Thực hành viết trang 75 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 10. Trang sách và cuộc sống. Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ...

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 75 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

Hướng dẫn giải :

Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Thơ 4 chữ: Chuyện của bà

Bà kể em nghe

Chuyện con ếch nọ

Da thì nhăn nhó

Tính lại kiêu căng

Bơi lội tung tăng

Ở trong giếng hẹp

Bên con nháy nhép

Và chú cua đồng

Ếch xưng là ông

Các loài đều sợ.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 75 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Tìm ý cho bài văn phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích:

- Nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, tác phẩm:

- Điều khiến em quyết định lựa chọn phân tích nhân vật:

- Đặc điểm nổi bật của nhân vật:

+ Ngoại hình:

+ Hành động:

+ Ngôn ngữ:

+ Suy nghĩ, cảm xúc:

+ Mối quan hệ với các nhân vật khác:

- Những đặc điểm trên cho thấy phẩm chất, giá trị sau của nhân vật:

- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:

- Liên tưởng, suy nghĩ và bài học em rút ra từ nhân vật:

Hướng dẫn giải :

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu.

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.

- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết là rõ đặc điểm nhân vật.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

Lời giải chi tiết :

- Nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, tác phẩm: Sơn Tinh

- Điều khiến em quyết định lựa chọn phân tích nhân vật: Đây là một vị thần nổi tiếng, thể hiện khát vọng trị thủy của dân tộc ta.

- Đặc điểm nổi bật của nhân vật:

+ Ngoại hình: Cao lớn, vạm vỡ sống ở vùng núi, mang sức mạnh của thần.

+ Hành động: Cương trực, thẳng thắn

+ Ngôn ngữ: Mạnh mẽ.

+ Suy nghĩ, cảm xúc: Đấu tranh bảo vệ người làng trước bão lũ.

+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: Đối đầu với Thủy Tinh và bảo vệ người dân.

- Những đặc điểm trên cho thấy phẩm chất, giá trị sau của nhân vật: Sơn Tinh đã phản ánh ước mơ, khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lũ của nhân dân ta.

- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: Để xây dựng nhân vật Sơn Tinh các tác giả đã vận dụng trí tưởng tượng tài hoa tạo nên xuất thân thần kì, những chiến công vĩ đại của nhân vật (thần núi Tản Viên, có nhiều phép lạ: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,…). Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

- Liên tưởng, suy nghĩ và bài học em rút ra từ nhân vật: Cảm nhận của em về người nông dân Việt Nam thông qua nhân vật Sơn Tinh: Thông qua nhân vật Sơn Tinh, người đọc cảm thấy khâm phục trước ý chí, lòng quyết tâm và sự kiên cường của người nông dân xưa.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK