Câu 1
Trong bài thơ, đàn chiền chiện và lũ châu chấu làm gì trên cánh đồng?
Em đọc lại bài đọc và trả lời câu hỏi.
Trong bài thơ, đàn chiền chiện bay quanh cánh đồng cất tiếng hót tích ri tích rích, còn lũ châu chấu tinh nghịch đu cỏ uống những giọt sương rơi.
Câu 2
Tìm trong bài thơ từ ngữ chỉ màu sắc của:
a. mặt trời:
b. ánh nắng:
c. đồng lúa:
Em đọc bài thơ và tìm những từ ngữ chỉ màu sắc.
a. mặt trời: rực đỏ,
b. ánh nắng: vàng óng
c. đồng lúa: xanh
Câu 3
Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào cột phù hợp.
(vầng dương, đỏ rực, kim cương, vàng óng, ngọn cỏ, hoa, xanh, bay, đu, uống, lụa tơ, sương, hát, mênh mông)
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
M: vầng dương |
M: bay |
M: đỏ rực |
Em đọc kĩ các từ ngữ trong ngoặc và xếp vào cột thích hợp.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
kim cương, ngọn cỏ, hoa, lụa tơ, sương |
đu, uống, hát |
vàng óng, xanh, mênh mông |
Câu 4
Chọn một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(Một Cột, Bến Thành, Tràng Tiền, Hạ Long)
Em quan sát tranh và lựa chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống.
- Chùa Một Cột ở Hà Nội.
- Cầu Tràng Tiền ở thành phố Huế.
- Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới.
- Chợ Bến Thành là chợ lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống.
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy …ơm vàng.
- Mọi …òng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh …ữ biển trời Tổ quốc.
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
Bàn tay ta làm nên tất ca
Có sức người, soi đá cung thành cơm.
(Theo Hoàng Trung Thông)
Đa ai lên rừng cọ
Giưa một buổi trưa hè
Nhìn trời xanh lá che…
(Theo Nguyễn Viết Bình)
Em đọc kĩ các câu và chọn vần và dấu phù hợp điền vào chỗ trống.
a. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống.
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy rơm vàng.
- Mọi dòng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh giữ biển trời Tổ quốc.
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, soi đá cũng thành cơm.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè
Nhìn trời xanh lá che…
Câu 6
Nối từ ở dòng A với từ phù hợp ở dòng B để tạo từ ngữ chỉ công việc của người nông dân.
Em đọc kĩ các từ ở dòng A và dòng B để nối cho phù hợp.
Câu 7
Viết 4 – 5 câu kể về công việc của một người mà em biết.
G:
- Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì?
- Người đó làm việc ở đâu?
- Công việc đó đem lại lợi ích gì?
- Em có suy nghĩ gì về công việc đó?
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Mẹ em là một công nhân vệ sinh môi trường. Hằng ngày, mẹ phải đi làm từ rất sớm. Mẹ phải quét dọn những đoạn đường rất dài. Công việc của mẹ em giúp môi trường của thành phố luôn sạch đẹp. Em rất tự hào về công việc của mẹ em.
* Bài tham khảo 2:
Bố em là một bác sĩ. Bố làm việc tại bệnh viện Bạch Mai. Hằng ngày, bố em khám và chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Bố em phải làm việc trong phòng phẫu thuật nhiều giờ. Bố đã giúp rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. Em thấy bác sĩ là một công việc rất đáng tự hào. Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này trở thành một bác sĩ giống như bố.
Câu 8
Lớn lên em muốn làm nghề gì? Hãy viết về ước mơ của em.
Em dựa vào gợi ý sau để viết về ước mơ của mình:
- Lớn lên em muốn làm nghề gì?
- Vì sao em lại muốn làm nghề đó?
- Em phải làm gì để thực hiện ước mơ?
- Em ước mơ sau này mình sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Em rất thích đứng trên sân khấu để hát những bài hát hay. Em sẽ cố gắng tập luyện để có một giọng hát thật hay.
- Lớn lên em muốn làm một cô giáo. Em muốn mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn nhỏ. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có thể trở thành cô giáo.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK