Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành Bài tập Nói với con trang 42 vở thực hành ngữ văn 7: Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con...

Bài tập Nói với con trang 42 vở thực hành ngữ văn 7: Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con...

Em đọc nội dung toàn bài thơ để nhận biết được tình cảm mà người cha biểu đạt cũng như ẩn ý sâu xa mà ông muốn gửi gắm. Gợi ý giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 - Nói với con trang 42 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành. Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con, bài thơ Nói với con còn hướng tới các đối tượng...

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con, bài thơ Nói với con còn hướng tới các đối tượng:

Hướng dẫn giải :

Em đọc nội dung toàn bài thơ để nhận biết được tình cảm mà người cha biểu đạt cũng như ẩn ý sâu xa mà ông muốn gửi gắm.

Lời giải chi tiết :

- “Nói với con” thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới đối tượng là những người độc giả, họ có thể cảm nhận theo cách riêng của mình về vấn đề đang được tác giả đề cập.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về:

Hướng dẫn giải :

Em đọc nội dung toàn bài thơ để hiểu được những điều người cha muốn nói với con

Lời giải chi tiết :

- Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều:

+ Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình.

+ Luôn nhớ về quê hương của mình.

+ Nhớ về những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở:

Ý nghĩa của những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”:

Hướng dẫn giải :

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình rất tự nhiên và giản dị. Con sinh ra, lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Điều này đã khiến cho cả gia đình có những phút giây hạnh phúc đến nhường nào.

- Mối quen hệ giữa “con” với quên hương: quê hương không chỉ là nơi sinh ra và lớn lên của con mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con. Con cần phải biết trân trọng và học hỏi những con người quê hương mình.

- Những mối quan hệ đó chính là cái bản lề để giúp con trưởng thành, vững bước vào đời.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện trong bài thơ:

Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con:

Hướng dẫn giải :

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”:

+ Là những con người chịu khó, tỉ mỉ và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Là những con người có sức sống mãnh liệt, bền bỉ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn.”

+ Là những người chân phương, giản dị những có nhân cách cao đẹp:

“Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Là những con người hết lòng xây dựng quê hương đất nước:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trogn thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

- Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con phải biết trân trọng và yêu thương, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bài và nhận xét giọng thơ, hình ảnh thơ,....

Lời giải chi tiết :

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, chính vì vậy chủ thể trữ tình có thể thể hiện hết suy nghĩ, cảm xúc của mình về tình cảm gia đình, quê hương dành cho người con.

- Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng: Các điệp ngữ “Người đồng mình”, “Sống”, nhằm nhấn mạnh những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK