Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 5. Màu sắc trăm miền Bài tập Chuyện cơm hến trang 64 vở thực hành ngữ văn 7: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?...

Bài tập Chuyện cơm hến trang 64 vở thực hành ngữ văn 7: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?...

Đọc kĩ đoạn trích, tìm những câu, chi tiết có trong văn bản nói về các nguyên liệt làm cơm hến. Trả lời Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 - Chuyện cơm hến trang 64 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 5. Màu sắc trăm miền. Những chi tiết cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân...Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Những chi tiết cho thấy cơm hến là một món ăn bình dân.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích, tìm những câu, chi tiết có trong văn bản nói về các nguyên liệt làm cơm hến, cách người dân thưởng thức cơm hến

Lời giải chi tiết :

Những chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

- Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến.

Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng, … bây giờ trở thành phố biển khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Đặc điểm phong cách ăn uống của người Huế thể hiện qua món cơm hến:

Hướng dẫn giải :

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Lời giải chi tiết :

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

- Không bỏ đi món cơm nguội, củng cố quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi.

- Rất kiên định trong lập trường ăn uống của mình.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Những vấn đề được bàn tới trong văn bản Chuyện cơm hến:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn bàn về nét riêng trong khẩu vị của người Huế, về sự giữ gìn một món ăn lâu đời.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Lý do tác giả quan niệm “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, nói về cơm” ... “chỉ tạo nên những “đồ giả”

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá” vì món ăn đặc sản phải cần được bảo tồn và giữ gìn, không thể để có các ý đồ cải biện, phá phách.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn giữa bản sắc văn hóa của người dân địa phương qua hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi nhớ lần ấy…theo bước chân người…” và nêu cảm nhận về ý thức gìn gữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho thấy người dân Huế đang hết lòng giữ gìn bản sắc văn hoá. Cho dù món ăn có phức tạp, nhiều công đoạn nhưng nó vẫn luôn được mọi người trân trọng và bảo tồn.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản, xác định những cụm từ, những cách diễn đạt có tính chất khẩu ngữ, nhất là khẩu ngữ của người Huế

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn “Chuyện cơm hến” giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

- Trươc hết, nói về cơm hến.

- Xin tiếp tục chuyện cơm hến.

- Tôi nhớ lần ấy, …


Câu hỏi:

Bài tập 7

Cảm nhận về cái tôi tác giả thể hiện trong Chuyện cơm hến:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận của mình về cái tôi tác giả

Lời giải chi tiết :

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” rất thẳng thắn và chân thực. Điều này thể hiện trong những quan điểm mà tác giả đưa ra về món cơm hến.


Câu hỏi:

Bài tập 8

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹo của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức của mình về một nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc ở địa phương em

Gợi ý:

- Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì?

- Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt?

- Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó?

Lời giải chi tiết :

Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK