Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 32 vở thực hành ngữ văn 7: (trang 32, Vở thực hành Ngữ văn 7, tập 1)Ghi chép thông tin...

Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 32 vở thực hành ngữ văn 7: (trang 32, Vở thực hành Ngữ văn 7, tập 1)Ghi chép thông tin...

Em hãy lựa chọn đọc 1 văn bản và tìm câu trả lời phù hợp điền vào bảng. Giải Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 32 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn Vở thực hành Ngữ văn 7. Ghi chép thông tin, ý tưởng về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em tự đọc vào

Đề bài :

(trang 32, Vở thực hành Ngữ văn 7, tập 1)

Ghi chép thông tin, ý tưởng về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Nhật kí đọc sách

Ngày:

Nhan đề bài thơ:

Tên tác giả:

Nội dung chính của bài thơ:

Số khổ thơ trong bài thơ, số dòng thơ trong mỗi khổ:.

Các tiếng gieo vần với nhau và đặc điểm của vần trong bài thơ:

Cách ngắt nhịp:

Những từ ngữ được dùng theo cách mới lạ, thú vị:

Biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ và tác dụng của nó:

Suy nghĩ sau khi đọc:

Hướng dẫn giải :

Em hãy lựa chọn đọc 1 văn bản và tìm câu trả lời phù hợp điền vào bảng.

Lời giải chi tiết :

Nhật kí đọc sách

Ngày: 22/7/2022

Nhan đề bài thơ: Chiều sông Thương

Tên tác giả: Hữu Thỉnh

Nội dung chính của bài thơ: Khắc họa cảnh chiều thu đẹp mộng mơ bên sông Hương dưới con mắt của đứa con xa trở về say sưa ngắm nhìn cảnh vật của quê hương mình, qua đó thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả.

Số khổ thơ trong bài thơ, số dòng thơ trong mỗi khổ: Thể thơ: 5 chữ.

Các tiếng gieo vần với nhau và đặc điểm của vần trong bài thơ: Vần: vần cách.

Cách ngắt nhịp: Nhịp: 2/3, 3/2.

Những từ ngữ được dùng theo cách mới lạ, thú vị: “ôi con sông”.

Biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ và tác dụng của nó: Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ “ôi con sông”.

Suy nghĩ sau khi đọc: “Chiều sông Thương’ hiện lên thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Vẻ đẹp của dòng sông được tạo nên qua những nét vẽ đặc sắc: hoa quan họ- sắc tím của hoa lục bình, một nét vẽ quá dỗi thân thương mềm mại. Ngoài ra, bức tranh chiều sông Thương tiếp tục được tô điểm bởi những đám mây rủ bóng xuống sông gợi một khung cảnh thanh bình, yên ả; “Lúa cúi mình giấu quả/ ruộng bời con gió xanh/ nước màu đang chảy ngoan/ giữa lòng mương máng nổi…Từ những hình ảnh thân quen, gần gũi, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động, căng tràn sức sống.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK