Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 1. Bầu trời tuổi thơ Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 7 vở thực hành ngữ văn 7: Các câu văn sau đó Xác định trạng ngữ của câu...

Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 7 vở thực hành ngữ văn 7: Các câu văn sau đó Xác định trạng ngữ của câu...

Đọc các câu văn sau đó Xác định trạng ngữ của câu. Trả lời Bài tập 1, 2, 3 - Thực hành tiếng Việt trang 7 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 1. Bầu trời tuổi thơ. Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới...

Câu hỏi:

Bài tập 1

Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Câu a1. Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

Câu a2. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

Câu b1. Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường

Câu b2. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Câu c1. Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt

Câu c2. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Câu d1. Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc

Câu d2. Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

1. So sánh các câu trong từng cặp câu trên:

- Câu a1 và câu a2:

- Câu b1 và câu b2:

- Câu c1 và câu c2:

- Câu d1 và câu d2:

2. Nêu tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ các câu bằng cụm từ:

- Câu a2:

- Câu b2:

- Câu c2:

- Câu d2:

Hướng dẫn giải :

Đọc các câu văn sau đó Xác định trạng ngữ của câu, so sánh trạng ngữ trong từng cặp câu và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết :

1. So sánh các câu trong từng cặp câu trên:

- Câu a1 và câu a2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.

- Câu b1 và câu b2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.

- Câu c1 và câu c2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.

- Câu d1 và câu d2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.

2. Nêu tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ các câu bằng cụm từ:

- Câu a2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc nước dâng.

- Câu b2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của không gian trong phòng.

- Câu c2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về tình trạng thời tiết của một đêm.

- Câu d2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về địa điểm nơi người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Viết một câu có trạng ngữ là một từ, mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ trong câu:

- Câu có trạng ngữ là một từ:

- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ:

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm và đặc điểm của trạng ngữ để đặt câu

Lời giải chi tiết :

- Câu có trạng ngữ là một từ: Sáng, tôi đi học.

- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ: Sáng ngày thứ hai, tôi đi học.

- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ: cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian tôi đi học.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Gạch dưới và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.

b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về từ láy để trả lời

Lời giải chi tiết :

a. Từ láy: xiên xiết

Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, gây ấn tượng mạnh với người đọc về dòng chảy của nước.

b. Từ láy: bé bỏng

Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, gây ấn tượng với người đọc về tấm thân nhỏ bé của con chim.

c. Từ láy: mỏng manh, run rẩy

Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, thể hiện sự yếu mền nhưng đầy nghị lực của những chú chim.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK