Câu 1
Theo bài đọc, thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào? (đánh dấu tích vào ô trống trước đáp án đúng)
□ Dùng bồ câu để đưa thư
□ Gửi thư qua đường bưu điện
□ Bỏ thư vào chai thủy tinh
□ Gửi thư qua in-tơ-nét
Em đọc lại bài đọc và chọn đáp án đúng
Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách dùng bồ câu để đưa thư.
Câu 2
Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Em đọc đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.
Ngày nay, chúng ta có thể viết thư hoặc gọi điện để trò chuyện với người xa.
Câu 3
Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn và cột thích hợp.
(trò chuyện, bức thư, trao đổi, bồ câu, chai thủy tinh, gửi, điện thoại)
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Em đọc kĩ các từ ngữ ở trong ngoặc và xếp vào cột thích hợp.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
bức thư, bồ câu, chai thủy tinh, điện thoại |
trò chuyện, trao đổi, gửi |
Câu 4
Viết tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể…
Em tham khảo đoạn cuối của bài đọc để hoàn thành câu.
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở rất xa nhau.
Câu 5
Tìm từ ngữ:
a. Có tiếng chứa eo: M: chèo thuyền,…
b. Có tiếng chứa oe: M: chim chích chòe,…
Em tìm và viết những từ ngữ theo yêu cầu đề bài.
a. Có tiếng chứa eo: con mèo, chim chèo bẻo, cái kéo, đeo cặp, méo mó.
b. Có tiếng chứa oe: mạnh khỏe, khoe khoang, vàng hoe, xòe tay
Câu 6
Chọn a hoặc b.
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
Dòng sông mới điệu …àm sao
…ắng …ên mặc áo …ụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao …a
Áo xanh sông mặc như …à mới may.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tìm từ ngữ:
- có tiếng chứa ên: M: bến tàu,…
- có tiếng chứa ênh: M: mênh mông,…
Em đọc kĩ đề bài và thực hiện.
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tìm từ ngữ:
- có tiếng chứa ên: tên lửa, quý mến, cây nến, ốc sên, bện chổi, con hến
- có tiếng chứa ênh: lênh đênh, bênh vực, chênh vênh, bệnh viện, tập tễnh, chểnh mảng.
Câu 7
Viết từ ngữ chỉ hoạt động của các bạn nhỏ dưới mỗi tranh.
Em quan sát kĩ các bức tranh và viết từ ngữ chỉ hoạt động của các bạn nhỏ.
- Tranh 1: đọc thư
- Tranh 2: gọi điện
- Tranh 3: xem ti vi
Câu 8
Chọn dấu câu thích hợp điền vào mỗi ô trống.
Ti vi là bạn của cả gia đình em□ Bố em thường thích xem thời sự□ bóng đá□ Mẹ em thích nghe nhạc□ xem phim truyền hình□ Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật□
Em đọc kĩ các câu văn và điền dấu thích hợp.
Ti vi là bạn của cả gia đình em. Bố em thường thích xem thời sự, bóng đá. Mẹ em thích nghe nhạc, xem phim truyền hình. Còn em thích nhất là chương trình Thế giới động vật.
Câu 9
Viết tên 5 đồ dùng trong gia đình em và công dụng của chúng vào chỗ trống thích hợp.
Tên đồ vật |
Công dụng |
M: tủ lạnh |
giữ thức ăn tươi lâu |
Em tìm tên các đồ vật và công dụng của chúng để điền vào bảng theo mẫu.
Tên đồ vật |
Công dụng |
Quạt |
Tạo gió mát |
Ti vi |
Chiếu các chương trình hay, hấp dẫn |
Điện thoại bàn |
Liên lạc |
Chổi |
Quét nhà |
Tủ quần áo |
Đựng quần áo |
Câu 10
Viết 4 – 5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
G:
- Tên đồ dùng là gì?
- Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc,…?
- Nó được dùng để làm gì?
- Em có cảm nghĩ gì khi đồ dùng đó có trong nhà của mình?
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Bài tham khảo 1:
Chiếc quạt nhà em đã sử dụng từ mấy năm rồi. Nó cao đến bụng em. Khung quạt màu xanh, cánh màu xám. Mỗi khi đến mùa hè, nó lại giúp gia đình em bớt đi cái nóng oi ả. Dù đã dùng lâu nhưng quạt vẫn rất mát. Em cảm thấy quạt là một đồ dùng rất có ích trong gia đình em.
Bài tham khảo 2:
Bố mẹ em mới mua một chiếc ti vi. Chiếc ti vi này to hơn chiếc cũ của nhà em. Nó có viền màu đen, màn hình bóng loáng. Gia đình em thường dùng ti vi để xem các chương trình như thời sự, phim truyền hình, giải trí,… Ti vi là một đồ dùng không thể thiếu trong gia đình em.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK