Trang chủ Lớp 7 SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ - tìm kiếm và trao đổi thông tin Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet trang 12, 13 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Chọn phương án ghép sai. Nhược điểm của mạng xã hội...

Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet trang 12, 13 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Chọn phương án ghép sai. Nhược điểm của mạng xã hội...

Phân tích và giải 4.1, 5.2, 3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7, 4.8 Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet trang 12, 13 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đánh dấu X vào ô Đúng/Sai tương ứng...

Câu hỏi:

4.1

Đánh dấu X vào ô Đúng/Sai tương ứng

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Dùng chim bồ câu đưa thư, gửi thư qua bưu điện, sử dụng điện báo, điện thoại,... là các cách trao đổi thông tin.

b) Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet là các kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay.

c) Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau.

d) Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website.

e) Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu.

f) Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt.

g) Cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia vào mạng xã hội.

h) Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết :

Đúng: a, b, c, d, e, g

Sai: f, h


Câu hỏi:

5.2

Chọn phương án ghép sai. Ưu điểm của mạng xã hội là:

A. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè.

B. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập.

C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp.

D. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả.

Hướng dẫn giải :

Mạng xã hội không giúp người sử dụng tăng khả năng giao tiếp trực tiếp. Nếu người sử dụng dành quá nhiều thời gian trên mạng thì ngược lại có thể làm giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và các kĩ năng cần thiết khác trong đời sống.

Lời giải chi tiết :

Phương án ghép sai. Ưu điểm của mạng xã hội là:

C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp.


Câu hỏi:

Câu 3

Chọn phương án ghép sai. Nhược điểm của mạng xã hội là:

A. Lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp.

B. Được sử dụng để lấy cắp dữ liệu.

C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng.

D. Là môi trường lý tưởng cho việc bắt nạt và đe dọa trực tuyến.

Hướng dẫn giải :

Lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp là ưu điểm của mạng xã hội.

Lời giải chi tiết :

Phương án ghép sai. Nhược điểm của mạng xã hội là:

A. Lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp.


Câu hỏi:

4.4

Mục đích của mạng xã hội là gì?

A. Chia sẻ, học tập.

B. Chia sẻ, học tập, tương tác.

C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị.

D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.

Hướng dẫn giải :

Mọi người đang sử dụng mạng xã hội cho nhiều mục đích khác nhau. Bốn mục đích sử dụng chính của mạng xã hội là: chia sẻ, học hỏi, tương tác và tiếp thị.

Lời giải chi tiết :

Mục đích của mạng xã hội là:

D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.


Câu hỏi:

4.5

Em tham gia vào mạng xã hội với mục đích gì? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng.

image

Hướng dẫn giải :

Câu trả lời tùy vào từng học sinh

Lời giải chi tiết :

Chọn ý em cho là đúng với mình. Ví dụ: Tất cả các phương án trên đều là mục đích em tham gia mạng xã hội thì đánh X hết.


Câu hỏi:

4.6

Em hãy nêu các lợi ích và rủi ro khi tham gia vào mạng xã hội. Theo em học sinh phổ thông có nên sử dụng mạng xã hội không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Mạng xã hội có nhiều ưu điểm vượt trội mang đến các lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên nó cũng có các nhược điểm có thể gây rủi ro, ảnh hưởng xấu nếu người sử dụng không có kiến thức và bất cẩn, nhất là các em học sinh.

Lời giải chi tiết :

Lợi ích của mạng xã hội đối với người sử dụng: Việc kết nối với xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh. Bằng cách kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội, em có thể:

• Phát triển các kĩ năng xã hội tốt hơn.

• Cảm thấy bớt bị cô lập.

• Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới.

• Gắn kết với bạn bè.

• Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè.

• Được trang bị tốt hơn các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành những công dân tích cực trong xã hội.

• Phát triển các kĩ năng trong thế giới thực để trở nên độc lập hơn.

• Tìm hiểu về các sự kiện thế giới và các vấn đề thời sự bên ngoài môi trường trực tiếp quen thuộc của mình.

Những rủi ro khi sử dụng mạng xã hội: Giống như bất kì hình thức tương tác xã hội nào, mạng xã hội cũng đi kèm với rủi ro. Một số rủi ro phổ biến nhất bao gồm:

• Dành quá nhiều thời gian trực tuyến và bị ngắt kết nối với thế giới thực.

• Là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.

• Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp và lợi dụng.

• Bị quấy rối hoặc bị gây khó chịu, phiền toái.

• Là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến.

Học sinh phổ thông vẫn nên sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết khi tham gia. Các em cần có sự hỗ trợ và cho phép của cha mẹ, thầy cô giáo khi sử dụng mạng xã hội vì các em vẫn là trẻ vị thành niên, thể chất và tinh thần của các em chưa phát triển toàn diện, do đó rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.


Câu hỏi:

4.7

Chọn các phương án đúng.

A. Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tuỳ ý.

B. Thông tin trên mạng có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẻ tuỳ tiện.

C. Sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

D. Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa bắt nạt,... gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào các mục đích sai trái.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức đã được học

Lời giải chi tiết :

Các phương án đúng.

B. Thông tin trên mạng có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẻ tuỳ tiện.

C. Sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

D. Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa bắt nạt,... gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào các mục đích sai trái.


Câu hỏi:

4.8

Thực hành: Em hãy tạo tài khoản xã hội instagram và sử dụng các chức năng cơ bản để giao lưu và chia sẻ thông tin

Hướng dẫn giải :

Instagram là một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video của Mỹ ra đời năm 2010.

Vận dụng kiến thức đã học để thực hành

Lời giải chi tiết :

a) Tạo tài khoản

- Mở trình duyệt và truy cập vào trang web có địa chỉ instagram.com. Giao diện của Instagram mở ra tương tự như Hình 4.1.

image

- Nếu em đã có tài khoản Facebook thì em có thể dùng để đăng nhập vào Instagram và không phải tạo tài khoản mới nữa bằng cách nháy chuột chọn image

- Nếu muốn tạo tài khoản mới em nháy chuột chọn: image

- Trong cửa sổ đăng kí tài khoản em thực hiện theo các bước như Hình 4.2

image

Lưu ý: Khi muốn tham gia bất cứ mạng xã hội, diễn đàn hay hội nhóm nào em cũng cần tìm hiểu các quy định, đến khoản chính sách và cân nhắc kĩ xem có phù hợp với mình và mục đích tham gia của mình hay không.

Nháy chuột vào các mục để có thể tìm hiểu các tính năng, cách quản lý tài khoản, quyền riêng tư, an toàn và bảo mật.... của Instagram.

image

- Sau khi chọn image

em cần nhập ngày sinh (thông tin này được dùng làm căn cứ để lựa chọn thông tin quảng cáo phù hợp với lứa tuổi của em) như Hình 4.3.

– Tiếp theo em sẽ nhận được mã xác nhận (gửi vào thư điện tử hoặc số điện thoại tuỳ thuộc vào thông tin em nhập ở Bước 2 trong Hình 4.2. Em nhập mã xác nhận và chọn image

để hoàn thành việc tạo tài khoản (Hình 4.4).

image

- Giao diện trang instagram của riêng em được mở ra tương tự như Hình 4.5

image

b) Thay đổi ảnh đại diện

Nháy chuột vào ảnh đại diện để thay đổi từ hình ảnh mặc định sang hình ảnh mà em chọn

image

c) Chia sẻ ảnh

Nháy chuột vào nút chia sẻ. Thực hiện các hướng dẫn như trong Hình 4.8 để chia sẻ ảnh.

image

Dụng cụ học tập

Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK