Máy quét ảnh trong Hình 1.1 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
- Quan sát Hình 1.1 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra
Máy quét ảnh trong Hình 1.1 là loại thiết bị:
A. Thiết bị vào.
Máy quét là thiết bị đưa dữ liệu dạng ảnh vào máy tính. Một số máy quét được cài phần mềm nhận dạng kí tự quang học nên có chức năng xử lý dữ liệu ảnh và chuyển chúng thành văn bản.
Tai nghe trong Hình 1.2 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
- Quan sát Hình 1.2 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra
Tai nghe trong Hình 1.2 là loại thiết bị:
B. Thiết bị ra.
Tai nghe là thiết bị ra, làm việc với dữ liệu dạng âm thanh.
Đĩa cứng trong Hình 1.3 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
- Quan sát Hình 1.3 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra
Đĩa cứng trong Hình 1.3 là loại thiết bị:
D. Thiết bị lưu trữ.
Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ. Mặc dù có trao đổi dữ liệu (vào, ra) với máy tính nhưng quá trình trao đổi này không mã hoá và giải mã dữ liệu giữa người và máy nên không được gọi là thiết bị vào hay thiết bị ra.
Bộ điều khiển game trong Hình 1.4 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
- Quan sát Hình 1.4 và dựa vào khái niệm của thiết bị vào - ra
Bộ điều khiển game trong Hình 1.4 là loại thiết bị:
A. Thiết bị vào.
Bộ điều khiển game được coi là một loại thiết bị vào, nhận dữ liệu là trạng thái các nút được bấm xuống. Bộ điều khiển game phù hợp với những game TPP (người chơi có góc nhìn từ phía sau nhân vật) hơn FPP (người chơi có góc nhìn của nhân vật).
Khi có tương tác như bắn súng trong game, bộ điều khiển game có thể rung lên. Trong trường hợp đó, nó cũng có thể được coi là một thiết bị ra. Tuy nhiên chức năng chính của tay cầm vẫn là tiếp nhận điều khiển của người chơi. Vì vậy đáp án đúng là A. Tuy nhiên, nếu phân tích yếu tố rung của tay cầm và chọn đáp án C thi cũng chấp nhận được.
Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra?
A. Máy vẽ. B. Máy in.
C. Màn hình. D. Máy quét.
- Thiết bị ra gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được
Thiết bị không phải là thiết bị ra:
D. Máy quét.
Màn hình, máy in, máy vẽ đều là thiết bị ra. Máy quét là thiết bị vào.
Thuật ngữ nào sau đây dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính?
A. Màn hình. B. Phần mềm.
C. Phần cứng. D. Tài nguyên dùng chung.
- Thiết bị vào – ra làm việc với những dạng thông tin như: âm thanh, hình ảnh, văn bản, con số...
- Các thiết bị vào - ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.
Thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính:
C. Phần cứng
“Màn hình” là thiết bị ra, “phần mềm” không phải là thiết bị nên đều bị loại. Thuật ngữ “tài nguyên dùng chung” có thể liên quan đến phần cứng hoặc phần mềm nhưng không phải thiết bị vào – ra nào cũng là tài nguyên dùng chung; vậy phương án này cũng bị loại. Đáp án đúng là “phần cứng” vì phần cứng bao gồm cả thiết bị vào – ra.
Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì?
A. Máy vẽ đồ thị. B. Bàn phím.
C. Máy in. D. Máy quét.
- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính
Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là:
B. Bàn phím.
Thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu dạng số và văn bản vào máy tính là bàn phím.
Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?
A. Micro, máy in.
B. Máy quét, màn hình.
C. Máy ảnh kỹ thuật số, loa.
D. Bàn phím chuột.
- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính
Phương án chỉ gồm các thiết bị vào
D. Bàn phím chuột.
Ba phương án có thiết bị ra là A (có máy in), B (có màn hình), C (có loa) nên bị loại. Chỉ có D (bàn phím, chuột) là phương án chỉ gồm thiết bị vào.
Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào
A. Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro.
B. Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro.
C. Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa.
D. Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa.
Khi phía bên kia đang nói mà em không nghe thấy thì có thể xảy ra khả năng loa của em hoặc micro đầu bên kia không bật.
Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án:
B. Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro.
Phương án nào sau đây là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình?
A. Bàn phím.
B. Bút cảm ứng.
C. Nút cuộn chuột.
D. Màn hình.
- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính
Thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình:
B. Bút cảm ứng.
Phương án C (nút cuộn chuột) không phải thiết bị vào mà chỉ là một phần của thiết bị vào, hơn nữa nó không thực hiện chức năng chọn một đối tượng trên màn hình. Màn hình, bàn phím không phải thiết bị trỏ. Vậy đáp án B là đúng.
Minh kể với An: “Khi chơi một game chiến thuật trên máy tính, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến mức màn hình của tớ rung lên bần bật”. An bảo Minh: “Màn hình không thể rung lên thế được!”. Em hãy giải thích tại sao bạn An có thể kết luận như vậy.
Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân
Màn hình tuy là thiết bị ra nhưng dữ liệu ra là hình ảnh. Màn hình không được thiết kế phần cơ khí để giải mã sự kiện rung lắc. Vì vậy, màn hình không thể rung lên vì những sự kiện trong game.
Khoa kể với Minh: “Tớ nghĩ chiếc loa thông minh có thể ghi âm tiếng động xung quanh và chuyển tín hiệu đến một địa chỉ khác”. Minh: “Đó là điều không thể xảy ra được!”. Em hãy cho biết, bạn nào có lí? Tại sao?
Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân
Bạn Khoa nói có lý vì loa thông minh có gắn micro (để nghe mệnh lệnh qua trợ lý ảo). Mặt khác, nó có kết nối với bên ngoài nên khả năng nó ghi âm điện và gửi dữ liệu đi hay không chỉ phụ thuộc phần mềm. Bạn Khoa nói “có thể” xảy ra điều đó là có lí.
Điện thoại thông minh có nhiều điểm tương đồng với máy tính. Em hãy cho biết bộ phận nào của điện thoại thông minh là thiết bị vào – ra?
- Thiết bị vào – ra làm việc với những dạng thông tin như: âm thanh, hình ảnh, văn bản, con số...
- Các thiết bị vào - ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.
Điện thoại thông minh có thể xử lý thông tin như một chiếc máy tính. Màn hình cảm ứng của nó là thiết bị vừa vào, vừa ra. Điện thoại thông minh dùng bàn phím ảo
Thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lý và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra. Tại sao nó vẫn không được xem là tương đồng với máy tính như điện thoại thông minh?
Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của bản thân
Mặc dù thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lý và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra nhưng nó vẫn chỉ được xem là một thiết bị vào. Đó là vì nó chỉ xử lý một loại dữ liệu với chức năng mã hóa hình ảnh và nhận dạng kí tự. Người sử dụng không thể yêu cầu nó thực hiện các nhiệm vụ khác bằng những phần mềm mới, cài đặt vào máy.
Em hãy mô tả chức năng của kính thông minh. Kính thông minh chỉ là một thiết bị vào - ra hay được coi là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động?
Quan sát Hình 1.5 và dựa vào sự hiểu biết của bản thân
Kính thông minh (smart glasses) là thiết bị có tính năng như một chiếc điện thoại thông minh. Nó được trang bị một màn hình nhỏ dùng để trình chiếu nội dung trước mặt người sử dụng. Nếu người sử dụng không cần đọc thì màn hình cũng không cản trở đến tầm nhìn phía trước của họ.
Kính thông minh còn được trang bị micro để nghe lệnh qua trợ lý ảo. Tuy không có tai nghe nhưng nó có bộ phát âm thanh để nghe bằng điện thoại qua bluetooth.
Kính thông minh có thể được cài đặt phần mềm bổ sung để tăng tính năng. Đó là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động được điều khiển bằng giọng nói
Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK