Câu 1
Dựa vào bài đọc, nối tên thư viện ở cột A với vị trí phù hợp ở cột B.
Em đọc kĩ các từ ngữ ở 2 cột và dựa vào bài đọc để nối cho phù hợp.
Câu 2
Vì sao các thư viện trên được gọi là “thư viện biết đi”?
Em suy nghĩ và trả lời.
Các thư viện trên được gọi là “thư viện biết đi” vì chúng không đứng yên một chỗ.
Câu 3
Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?
Em suy nghĩ và trả lời.
Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng mang sách đến gần với mọi người.
Câu 4
Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào cột thích hợp.
(thư viện, thủ thư, đọc, tàu biển, nằm im, băng qua, xe buýt, lạc đà)
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Em đọc kĩ các từ trong ngoặc và sắp xếp vào cột thích hợp.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ hoạt động |
Thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà |
Đọc, nằm im, băng qua |
Câu 5
Điền d hoặc gi vào chỗ trống.
…u lịch
…ao tiếp
…ạy bảo
…ỗ dành
…úp đỡ
…òng kẻ
Em đọc kĩ các từ ngữ và điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
du lịch
giao tiếp
dạy bảo
dỗ dành
giúp đỡ
dòng kẻ
Câu 6
Chọn a hoặc b.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
Phòng học là …iếc áo
Bọc …úng mình ở …ong
Cửa sổ là …iếc túi
…e …ắn ngọn gió đông.
(Theo Nguyễn Lãm Thắng)
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
- Sách giúp chúng em mơ rộng hiêu biết.
- Cô phụ trách thư viện hướng dân các bạn đê sách vào đúng chô trên giá.
Em đọc kĩ đề bài và thực hiện.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
Phòng học là chiếc áo
Bọc chúng mình ở trong
Cửa sổ là chiếc túi
Che chắn ngọn gió đông.
(Theo Nguyễn Lãm Thắng)
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
- Sách giúp chúng em mở rộng hiểu biết.
- Cô phụ trách thư viện hướng dẫn các bạn để sách vào đúng chỗ trên giá.
Câu 7
Viết lời giải cho các câu đố về đồ dùng học tập.
a.
Chẳng phải bò, chẳng phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.
Là …….
b.
Da tôi màu trắng
Bạn cùng bảng đen
Hãy cắm tôi lên
Tôi làm theo bạn.
Là ……
Em đọc kĩ các câu đố và viết lời giải.
a. Là bút mực.
b. Là viên phấn.
Câu 8
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào ô trống.
Chủ nhật, mẹ dẫn Bi đi hiệu sách□ Cậu say sưa tìm hiểu hết cuốn này đến cuốn khác□ Khi tìm thấy cuốn sách mình yêu thích, cậu reo lên:
- Mẹ ơi, cuốn này hay quá□ Mẹ cho con mua cuốn này mẹ nhé□
Em đọc kĩ các câu văn và điền dấu thích hợp.
Chủ nhật, mẹ dẫn Bi đi hiệu sách. Cậu say sưa tìm hiểu hết cuốn này đến cuốn khác. Khi tìm thấy cuốn sách mình yêu thích, cậu reo lên:
- Mẹ ơi, cuốn này hay quá! Mẹ cho con mua cuốn này mẹ nhé!
Câu 9
Điền dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong mỗi câu dưới đây:
a. Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.
b. Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.
c. Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hằng tuần.
Em đọc kĩ các câu và điền dấu phẩy.
a. Sách báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.
b. Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.
c. Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hằng tuần.
Câu 10
Viết 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập của em.
G:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Bài tham khảo 1:
Nhân dịp năm học mới, bố mua tặng em một chiếc bút chì rất đẹp. Chiếc bút chì của em được làm từ gỗ, vỏ bút có màu xanh da trời. Chiếc bút dài, ở phần đuôi có một cục tẩy nhỏ xinh màu trắng. Bút chì giúp em viết được những nét chữ và vẽ được những bức tranh đẹp. Em rất thích món quà này của bố. Em sẽ giữ gìn chiếc bút chì thật cẩn thận.
Bài tham khảo 2:
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK