Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 5. Châu Đại Dương và châu Nam Cực Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?...

Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời 1: a, b, c, 2, 3, 4 Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?...

Câu hỏi:

1 a

a. Đặc điểm về vị trí địa lý nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?

A. Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam.

B. Xích đạo chạy ngang qua châu lục.

C. Được bao bọc bởi đại dương.

D. Nằm cách xa các châu lục khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: B


Câu hỏi:

1 b

b. Độ cao trung bình của châu Nam Cực là hơn 2 040 m, cao nhất trong các châu lục. Nguyên nhân là do:

A. trên bề mặt châu Nam Cực có các dãy núi cao bậc nhất thế giới.

B. các mảng kiến tạo Xô vào nhau khiến lục địa Nam Cực được nâng cao.

C. bề mặt châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày hàng nghìn mét.

D. mực nước đại dương bao quanh châu Nam Cực thấp hơn ở các nơi khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: C


Câu hỏi:

1 c

c. Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do:

A. đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

B. đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.

C. ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.

D. bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: A


Câu hỏi:

Câu 2

Hãy hoàn thành sơ đồ các mốc chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực theo gợi ý sau.

image

Lời giải chi tiết :

Lời giải:

image


Câu hỏi:

Câu 3

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Đây là châu lục có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục trên Trái Đất.

b) 98% bề mặt châu lục bị phủ bởi một lớp băng dày.

c) Khoảng 40% lượng nước ngọt trên Trái Đất nằm ở châu Nam Cực.

d) Đây là châu lục khô nhất trên thế giới.

e) Ở châu Nam Cực hầu như không có thực vật và động vật sinh sống.

g) Châu Nam Cực hầu như không có tài nguyên khoáng sản.

Lời giải chi tiết :

- Những câu đúng là: b), d), e)

- Những câu sai là: a), c), g)


Câu hỏi:

Câu 4

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn tới lớp băng ở trên bề mặt lục địa Nam Cực tan chảy. Theo em, điều này sẽ tác động tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất như thế nào?

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng băng tan gây nhiều tác động tiêu cực đến thiên nhiên và cuộc sống của con người, như:

+ Nhiều vùng thấp ven biển sẽ bị ngập nước, nhiều cánh rừng ngập mặn bị chôn vùi dưới biển, nhiều làng mạc ruộng đồng và các đô thị đông dân cũng sẽ bị ngập lụt khiến người dân thiếu đất sinh sống, sản xuất phải di cư đi nơi khác.

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái một số quốc gia ven biển (giảm đa dạng sinh học, mất diện tích đất).

+ Số lượng người dân di cư đông có thể tác động tiêu cực đến các vấn đề kinh tế xã hội: quản lý nhân khẩu, vấn đề việc làm, vấn đề phúc lợi…

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK