Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 3. Châu Phi Bài 9. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi trang 32, 33, 34 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vấn đề nào là vấn đề môi trường nổi cộm...

Bài 9. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi trang 32, 33, 34 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vấn đề nào là vấn đề môi trường nổi cộm...

Hướng dẫn giải 1; 2: a, b, c, d, e, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Bài 9. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi trang 32, 33, 34 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Các biển và đại dương bao quanh châu Phi? Các đảo, bán đảo và vịnh biển lớn nhất châu Phi? Địa hình toàn bộ châu Phi có độ cao trung bình bao nhiêu?...

Câu hỏi:

Câu 1

Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Phi trang 128 SGK, hãy cho biết tên:

a) Các biển và đại dương bao quanh châu Phi.

b) Các đảo, bán đảo và vịnh biển lớn nhất châu Phi.

Lời giải chi tiết :

a) Các biển và đại dương bao quanh châu Phi: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

b) Các đảo, bán đảo và vịnh biển lớn nhất châu Phi: đảo Ma-đa-ga-xca, bán đảo Xô-ma-li, vịnh Ghi-nê.


Câu hỏi:

2 a

a) Địa hình toàn bộ châu Phi có độ cao trung bình là

A. 700 m.

B. 750 m.

C. 800 m.

D. 850 m.

Lời giải chi tiết :

B


Câu hỏi:

2 b

b) Phần đông của châu Phi có địa hình

A. tập trung nhiều hệ thống núi trẻ cao đồ sộ.

B. thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên, đồng bằng cao.

C. thấp và bằng phẳng, chủ yếu là các đồng bằng thấp.

D. được nâng lên mạnh, tạo thành nhiều thung lũng sâu.

Lời giải chi tiết :

D


Câu hỏi:

2 c

c) Các khoáng sản chính của châu Phi bao gồm:

A. than đá, dầu mỏ, u-ra-ni-um, ti-tan.

B. vàng, đồng, dầu mỏ, kim cương.

C. than đá, chì, ti-tan.

D. u-ra-ni-um, thiếc, kim cương, than bùn.

Lời giải chi tiết :

B


Câu hỏi:

2 d

d) Động vật đặc trưng ở xa van nhiệt đới châu Phi là:

A. ngựa vằn, báo gấm, trăn.

B. khỉ, hươu cao cổ, báo gấm.

C. sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ.

D. trăn, linh cẩu, hươu cao cổ.

Lời giải chi tiết :

C


Câu hỏi:

2 e

e) Vấn đề nào là vấn đề môi trường nổi cộm trong sử dụng thiên nhiên châu Phi hiện nay?

A. Suy giảm tài nguyên rừng, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã.

B. Nguồn nước sinh hoạt bị suy giảm.

C. Suy giảm tài nguyên sinh vật biển, đặc biệt là sinh vật biển ven bờ.

D. Hoang mạc hoá.

Lời giải chi tiết :

A


Câu hỏi:

Câu 3

Dựa vào lược đồ các đới khí hậu ở châu Phi (hình 2 trang 129 SGK):

a) Hãy sắp xếp các đới khí hậu châu Phi cho đúng theo thứ tự phân hoá từ Xích đạo về hai cực phía Bắc Phi và Nam Phi:

A. Nhiệt đới

B. Cận nhiệt

C. Xích đạo

D. Cận xích đạo

b) Nhận xét sự phân bố các đới khí hậu ở châu Phi.

Lời giải chi tiết :

a) Thứ tự sắp xếp: Đới khí hậu xích đạo => Đới khí hậu cận xích đạo => đới khí hậu nhiệt đới => đới khí hậu cận nhiệt đới.

b) Nhận xét: các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng qua Xích đạo.


Câu hỏi:

Câu 4

Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở châu Phi bằng cách hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 5

Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 6

Kể tên một số loài động, thực vật tiêu biểu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi, theo bảng mẫu sau:

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 7

Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.

image

Tại châu Phi tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác đã làm (1)................... các loài động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước (2)................... Hiện nay, các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới và chính quyền các nước châu Phi đã có nhiều biện pháp như kiểm soát, (3)..................., ban hành các quy định và xây dựng các (4)................. thiên nhiên để bảo vệ động vật hoang dã cũng như (5).............. của chúng.

Lời giải chi tiết :

Tại châu Phi tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác đã làm (1) suy giảm số lượng các loài động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước (2) tuyệt chủng. Hiện nay, các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới và chính quyền các nước châu Phi đã có nhiều biện pháp như kiểm soát, (3) tuyên truyền, ban hành các quy định và xây dựng các (4) khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ động vật hoang dã cũng như (5) môi trường sống của chúng.


Câu hỏi:

Câu 8

Cho bảng số liệu dưới đây

image

- Nhận xét về đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm An-giê, theo gợi ý:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất.

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất.

+ Biên độ nhiệt độ năm.

+ Số tháng mùa khô, số tháng mùa mưa.

- Cho biết địa điểm An-giê thuộc đới khí hậu nào.

Lời giải chi tiết :

- Nhận xét:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 8 (25.2oC).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 (12.2 oC)

+ Biên độ nhiệt độ năm: 13oC

+ Số tháng mùa khô, số tháng mùa mưa: 6 tháng mùa mưa (từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau); 6 tháng mùa khô (từ tháng 4 đến hết tháng 9)

- Địa điểm An-giê thuộc đới khí hậu cận nhiệt.


Câu hỏi:

Câu 9

Dựa vào hình 1 trang 128 SGK, hãy so sánh sự khác nhau về địa hình giữa khu vực đông nam và khu vực tây bắc của châu Phi.

Lời giải chi tiết :

- Sự khác nhau:

+ Khu vực phía đông nam châu Phi có độ cao địa hình khoảng trên 1000 m, với nhiều dạng địa hình như: sơn nguyên, bồn địa …

+ Khu vực phía tây bắc châu Phi chủ yếu có độ cao địa hình khoảng dưới 1000 m, với các dạng địa hình: đồng bằng, bồn địa thấp


Câu hỏi:

Câu 10

Bằng kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao châu Phi là châu lục khô nóng bậc nhất thế giới.

Lời giải chi tiết :

Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, châu Phi có vị trí nằm gần như cân xứng so với Xích đạo, phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, lục địa có dạng hình khối rõ rệt, ảnh hưởng của biển vào đất liền bị hạn chế, tất cả những yếu tố đó làm cho châu Phi có khí hậu nóng nhất thế giới.


Câu hỏi:

11

Khí hậu có vai trò như thế nào đối với sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Lời giải chi tiết :

- Sự phân bố các môi trường tự nhiên sẽ phụ thuộc vào sự phân bố các đới khí hậu:

+ Khí hậu xích đạo tương ứng với môi trường xích đạo.

+ Khí hậu cận xích đạo tương ứng với môi trường nhiệt đới.

+ Khí hậu nhiệt đới tương ứng với môi trường hoang mạc.

+ Khí hậu cận nhiệt tương ứng với môi trường cận nhiệt.


Câu hỏi:

12

Chú thích các môi trường tự nhiên ở châu Phi cho lược đồ dưới đây.

image

Lời giải chi tiết :

Chú thích:

(1) Môi trường xích đạo

(2) Môi trường nhiệt đới.

(3) Môi trường hoang mạc.

(4) Môi trường cận nhiệt.


Câu hỏi:

13

Tìm hiểu thông tin, nêu một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi.

Lời giải chi tiết :

- Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi:

+ Tích cực trồng rừng; có những quy định chặt chẽ về việc khai thác rừng

+ Truyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và bảo vệ các loài động vật hoang dã…

+ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi: chặt phá rừng trái phép; săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã,…

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK