Hãy cho biết 4 biện pháp để bảo vệ:
- Môi trường không khí ở châu Âu.
- Môi trường nước ở châu Âu.
Vận dụng kiến thức đã được học về bảo vệ môi trường không khí và môi trường nước ở châu Âu thuộc bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu để làm bài.
4 biện pháp để bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển.
- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.
- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.
4 biện pháp để bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:
- Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo việc xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
- Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,…).
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK