Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 1. Châu Âu Bài 4. Liên minh châu Âu trang 16, 17 SBT Địa lý 7 - Kết nối tri thức: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?...

Bài 4. Liên minh châu Âu trang 16, 17 SBT Địa lý 7 - Kết nối tri thức: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?...

Giải và trình bày phương pháp giải 1: a, b, c, d, e, 2, 3, 4, 5, 10, 7 Bài 4. Liên minh châu Âu trang 16, 17 SBT Địa lí 7 - Kết nối tri thức. Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên? Trụ sở Liên minh châu Âu ở. EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?...

Câu hỏi:

1 a

Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 25

B. 26

C. 27

D. 28

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) Tr. 107 – SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Từ nội dung mục 1, xác định được vào năm 2020, Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên => chọn đáp án C.


Câu hỏi:

1 b

Trụ sở Liên minh châu Âu ở

A. Brúc-xen (Bỉ).

B. Pa-ri (Pháp).

C. Am-xtéc-đam (Hà Lan).

D. Béc-lin (Đức).

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) Tr. 107 – SGK để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

“Trụ sở của EU được đặt ở Brúc-xen (Bỉ). EU đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).” => chọn đáp án A.


Câu hỏi:

1 c

EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2. Liên minh châu Âu – một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới Tr. 108 – SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7). => chọn đáp án A.


Câu hỏi:

1 d

GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Hướng dẫn giải :

Đọc bảng số liệu GDP và GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020 thuộc mục 2 Tr. 108 – SGK, tiến hành quan sát và so sánh số liệu về GDP của 4 trung tâm kinh tế lớn.

Lời giải chi tiết :

Từ bảng số liệu, ta thấy GDP của EU đứng thứ hai trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, đạt 15 276 tỉ USD (năm 2020)


Câu hỏi:

1 e

Trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU chiếm khoảng bao nhiêu % trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới?

A. 21.

B. 31.

C. 41.

D. 51.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2. Liên minh châu Âu – một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới Tr. 108 – SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

EU là trung tâm trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, EU chiếm hơn 31% trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới (năm 2020).


Câu hỏi:

Câu 2

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

b) EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.

c) EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

d) Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

e) Tất cả các nước thành viên EU đều sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô.

g) EU là trung tâm tài chính lớn trên thế giới.

h) EU là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức đã học về Liên minh châu Âu và quan sát hình 1. Bản đồ các thành viên của Liên minh châu Âu, năm 2020 ở Bài 4 để làm bài.

Lời giải chi tiết :

Câu đúng: a, c, d, g.

Câu sai: b, e, h.

- Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) được thành lập chính thức vào ngày 1 tháng 1 năm 1993. Năm 2020, Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên với số dân khoảng 447 triệu người. Trụ sử của EU được đặt ở Brúc-xen (Bỉ), EU đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô) (Một số quốc gia không sử dụng đồng tiền chung Euro: Séc, Ba Lan, Bulgaria, Croatia,...).

- EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam. EU là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU có tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới.

- Quan sát hình 1 ở mục 1. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) Tr. 107 – SGK, dựa vào bảng chú giải thấy rằng nước Anh rời khỏi EU năm 2020.


Câu hỏi:

Câu 3

Dựa vào biểu đồ GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020 dưới đây, hãy so sánh và rút ra nhận xét về GDP/người của EU so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào biểu đồ cột đã cho, quan sát lần lượt 4 cột thể hiện GDP/người của 4 trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020 để tiến hành so sánh và rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào biểu đồ cột thể hiện GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020, ta thấy GDP/người có sự khác nhau rõ rệt giữa các trung tâm, cụ thể là:

- Hoa Kỳ là trung tâm kinh tế có GDP/người đứng thứ nhất, đạt 63544 USD/người.

- Đứng thứ hai là Nhật Bản, với GDP/người đạt 39539 USD/người.

- EU là trung tâm kinh tế có GDP/người đứng thứ ba với 34115 USD/người.

- Cuối cùng là Trung Quốc, với GDP/người đạt 10500 USD/người.

Như vậy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, GDP/người của EU đứng thứ ba (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).


Câu hỏi:

Câu 4

Dựa vào thông tin mục 2. Liên minh châu Âu – một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và bảng số liệu trong mục 2 Tr. 108 – SGK để làm bài.

Hướng dẫn giải :

EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, thể hiện rõ ở các biểu hiện sau:

Lời giải chi tiết :

- Ngày từ khi thành lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là tạo ra một thị trường kinh tế chung duy nhất ở châu Âu, bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên.

- Có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7).

- Là trung tâm trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm trên 31% giá trị xuất khẩu thế giới vào năm 2020.

- Theo số liệu của năm 2020, GDP của EU đạt 15 276 tỉ USD đứng thứ hai (sau Hoa Kỳ) và GDP/người đạt 34 115 USD/năm đứng thứ 3 (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản) trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

- Là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia. Là trung tâm tài chính lên trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU có tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới.


Câu hỏi:

Câu 5

Hãy hoàn thiện bảng số liệu theo mẫu dưới đây.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát bảng số liệu đề bài cho, áp dụng công thức để tính được tỉ lệ GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với thế giới (%).

Công thức như sau:

tỉ lệ GDP so với thế giới (%) = (GDP của trung tâm kinh tế/Tổng GDP toàn thế giới) x 100

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức trên, hoàn thiện được bảng số liệu như sau:

image


Câu hỏi:

Câu 10

Dựa vào bảng số liệu ở câu 5, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và nêu nhận xét.

Hướng dẫn giải :

- Dựa vào bảng số liệu đã hoàn thiện ở câu 5, tiến hành vẽ biểu đồ tròn theo yêu cầu của đề bài.

- Các bước vẽ biểu đồ tròn:

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Phân tích và xử lý số liệu. Ở đây số liệu đã ở dạng % nên không cần xử lí.

- Không được tự sắp xếp lại thứ tự số liệu.

Bước 2: Vẽ biểu đồ

- Sử dụng compa để vẽ đường tròn.

- Khi vẽ sẽ bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ theo đúng thứ tự số liệu mà bảng số liệu cho sẵn.

- Sử dụng thước đo độ chia đúng tỷ lệ các phần: Cả hình tròn là 3600 tương ứng tỉ lệ 100% ⇒ tỉ lệ 1% ứng với 3,60 trên hình tròn.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ: điền đủ số liệu lên biểu đồ, kí hiệu, hoàn thiện bảng chú giải và tên biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 7

Cho biết các thành viên của EU và năm gia nhập EU bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

image

Hướng dẫn giải :

Em hãy tìm kiếm thông tin trên các nguồn internet uy tín để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK